Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Ơn Gọi & Sứ Mệnh của Người Giáo Dân Trong Giáo Hội

"C các anh na, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20,7)

Linh mục linh hướng GĐPTTT giáo hạt Chí Hoà Đaminh Đinh Văn Vãng đã chia sẻ chủ đề: Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi cho các thành viên Ban chấp hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu các xứ đoàn của các giáo hạt Chí Hoà, Hóc Môn, Phú Thọ, Tân Sơn Nhì trong khoá thường huấn nâng cao năm 2014 đợt một từ 08 giờ 30 đến 11 giờ 30, ngày 30/8/2014, tại Hoa viên giáo xứ Chí Hoà.
Trước hết, ngài giới thiệu đôi nét về: Tông Huấn ca Đc Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II v  Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi và gia Trn Thế.
Đây là bn đúc kết ca Thượng Hội Đồng Giám Mục thế gii do Đc Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II triu tp vào cui năm 1987. Tham d có các giám  mc, linh mc, đi din giáo dân (60 vị tham gia với tư cách cùng hợp tác với Thượng HĐGM, để đóng góp ý kiến của mình trong những vấn đề liên quan tới sứ mệnh – ơn gọi của người giáo dân trong Giáo Hội.)
Giáo Hội ngay từ ban đầu đã được Chúa mời gọi tất cả mọi người cùng đi theo Chúa, làm vườn nho cho Chúa. Nhưng trong Giáo Hội phân định hai hạng người đi làm vườn nho: Các môn đệ, các tông đồ của Chúa, sau này có giám mục, linh mục tiếp nối nhiệm vụ. Các ngài được mời ưu tiên vào làm vườn nho cho Chúa, với tư cách là “những vị mục tử” (Bí tích Truyền chức Thánh làm cơ sở). Giáo Hội trong suốt thời gian gần 20 Thế Kỷ nhấn mạnh tới sứ vụ của các vị Mục tử, người giáo dân cũng có vai trò của mình, nhưng chỉ là thứ yếu, chưa được nhấn mạnh đủ. Cho nên, Công đồng Vatican II họp vào năm 1965 đã nhấn mạnh đến vai trò của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ , và sau đó người ta cũng đề cao giáo dân.
Vai trò của người giáo dân được nhấn mạnh hơn, vì trước đây bị mờ nhạt. Trong bài giảng bế mạc Công đồng Vaticano II, Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II đã đọc bài Tin Mừng Mt 20, để nói lên sự khẩn thiết của Chúa mời gọi, không những các vị giám mục, linh mục, tu sĩ mà  chúa còn mời gọi hết mọi người tín hữu đi làm vườn nho cho Chúa “Còn anh em hãy đi làm vườn nho cho Ta, Ta sẽ trả công cho anh em xứng đáng”, lời mời gọi này được Hội Thánh trân trọng. Ngày hôm nay Hội Thánh đặc biệt nhấn mạnh  tới vai trò của người giáo dân trong tông huấn Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi và gia Trn Thế.
Trong tông huấn này có 5 chương:
Chương Mt: ta là cây nho các con là cành
chương hai:  tất cả là cành nho của một cây nho duy nhất
chương ba: thầy đã sai chúng con ra đi và mang lại kết qua
chương  bn: những người thợ trong vườn nho của Chúa
chương  năm: để chúng con mang lại hoa trái
Trong đợt thường huấn này, ngài chia sẻ:
Chương I: TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH
Cây nho, trong cựu ước đã gọi Thiên Chúa như người trồng nho, dân Do Thái là cây nho. Chúa mời gọi tất cả mọi người dân Do Thái vào trong vườn nho của Chúa. Thời tân ước, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh tới cây nho và cành nho. Người giáo dân chúng ta không những được ám chỉ trong những người thợ làm việc trong vườn nho, mà còn được gọi như là những cành nho, Chúa Giêsu nói : ”Ta là cây nho, các con là cành nho”. Công đồng Vaticano II đã lấy lại hình ảnh thánh kinh để giải thích mầu nhiệm của Hội Thánh, và cũng đưa ra hình ảnh cây nho và cành nho. Cây nho chính là Chúa Kitô, Ngài ban phát cho sự sống, sức sinh sản cho các cành lá, đó là chúng ta. Qua Giáo Hội, chúng ta sống ở trong Ngài, không có Ngài chúng ta chẳng làm được việc gì.
Giáo Hội chính là một vườn nho, bởi vì sự sống tình thương Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần đã được ban tặng cho tất cả chúng ta. Người giáo dân chỉ nhận diện ra mình, nhận ra bản tính nguyên thuỷ của mình trong mầu nhiệm của Giáo Hội, đó là một mầu nhiệm hiệp thông (Hiệp thông về ơn gọi, sứ mệnh). Lối giải thích trước đây chỉ nói: Người giáo dân không phải là linh mục, tu sĩ. Công đồng nhấn mạnh: Giáo dân là Kitô hữu đã được rửa tội, sát nhập vào thân thể của Đức Kitô, gia nhập vào Dân Chúa, trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào ba chức vụ của Chúa Kitô: Tư Tế, Tiên Tri, Vương Đế. Giáo dân tham gia vào ba chức vụ này do Bí tích Rửa tội, thêm sức.
Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta tháp nhập vào Chúa Kitô, là gốc rễ đầu tiên để tạo nên thân phận của người Kitô hữu trong mầu nhiệm Hội Thánh, là nền tảng của tất cả mọi ơn gọi và hoạt động của đời sống Kitô hữu, tái sinh chúng ta trong sự sống của con Chúa, hiệp nhất chúng ta trong Chúa Kitô, sức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta trở nên đền thờ thiêng liêng là Hội Thánh, làm cho chúng ta nên con của Thiên Chúa, dưỡng tử của Thiên Chúa, là em Chúa Giêsu giống như Chúa Cha đã xác nhận Chúa Giêsu là con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Ta ở sông Giođan. Chính Chúa Thánh Thần đã làm cho những người được rửa tội trở nên con cái của Thiên Chúa, nên chi thể, thân thể của Đức Kitô, nên đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta phải tham dự vào chức vụ tư tế rao giảng vương đế của Chúa Kitô : Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đã viết : ’’Chính anh em là dòng dõi được lựa chọn, là hàng tư tế vương giả, là một dân tộc thánh thiện, là một dân thuộc về Thiên Chúa, Như thế anh em có trách nhiệm rao giảng những kỳ vọng của Đấng đã gọi anh em từ bóng tối tới ánh sáng lạ lùng. Công đồng Vaticano II đã nhắc cho chúng ta về mầu nhiệm ba chức vụ này.
Chúng ta tham gia vào chức vụ tư tế là chúng ta cùng hiến tế thân mình, kết hiệp với Chúa Kitô trên cây thập giá, là Đấng đã tiếp tục hiến tế trong thánh lễ, để mà tôn vinh Thiên Chúa, cứu rỗi nhân loại.
Chúng ta tham gia vào sứ vụ rao giảng (tiên tri) của Đức Kitô bằng lời nói và hành động của chúng ta, để tố cáo cái gì là ác, cái gì là tội. Người giáo dân được làm chứng nhân của Đức Kitô phục sinh.
Chúng ta được tham gia vào sứ vụ vương đế của Chúa Kitô, để phục vụ cho người ta như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người: ”Con Người đến không phải đòi người ta hầu hạ mà để hầu hạ người ta’’ , ’’Thầy là vua, là Chúa đúng thật là phải lẽ, nhưng Thầy rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải biết rửa chân cho nhau” .
Người giáo dân chúng ta được kêu gọi để nên Thánh, tức phải sống theo Chúa Thánh Thần, nhờ phép Rửa tội và phép Thêm sức và Thánh thể chúng ta được đón nhận ân sủng của Chúa ban cho chúng ta qua các bí tích này, để được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, chúng ta có bổn phận phải sống theo ơn của Chúa Thánh Thần để nhờ đó chúng ta nên thánh thiện. Ngày xưa người ta định nghĩa một ông thánh là người ăn chay, hãm mình, đánh tội. Ngày nay thần học tiến bộ, cho nên Hội Thánh đánh giá trị của một con người thánh thiện không phải chỉ ở bề ngoài. (người biệt phái thời Chúa Giêsu, nếu xét về hành vi thánh thiện bên ngoài thì họ tốt lành hơn các môn đệ của Chúa) Chúa Giêsu đặt trọng tâm của sự thánh thiện là ở lòng tin, lòng cậy, lòng mến (ba nhân đức đối thần). Người thánh thiện không phải là đọc kinh cầu nguyện nhiều, cái đó là tốt nhưng chưa phải là người thánh thiện thật. Người thánh thiện thật là người phải nên giống Chúa Giêsu ”Đấng hiền lành và khiêm nhường, làm theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, vâng phục Thánh Ý của Thiên Chúa, đi con đường của Chúa Giêsu là bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày theo chân Chúa.
Nói khác, thánh thiện là người nên giống Chúa Giêsu, dưới tác động của ơn Chúa Thánh Thần để quy về vinh quang cho Thiên Chúa là Cha.
Chương II: TT C LÀ CÀNH NHO CA MT CÂY NHO DUY NHT
Nói lên sự tham gia của người tín hữu giáo dân trong đời sống của Hội Thánh và sự hiệp thông. Mầu nhiệm của Giáo Hội chính là mầu nhiệm hiệp thông. Hiệp thông có cơ cầu, tuy khác biệt nhau nhưng lại bổ túc cho nhau, cũng như trong một thân thể : Giáo Hội cũng có người là đầu, là thân, tay, chân … người nào cũng cần, cũng khác nhau, nhưng hiệp thông với nhau nhờ Chúa Thánh Thần trong cùng một lòng, một ý, kết hiệp với nhau nên một, làm thành một thân thể nhiệm màu của Đức Kitô là Hội Thánh. Người tín hữu giáo dân không được phép tự cô lập mình với tập thể, với cộng đoàn, nhưng phải luôn sống chia sẻ với những anh em khác, trong cộng đoàn Giáo Hội, trong tình huynh đệ, trong niềm vui, hợp tác với nhau để mà làm cho Hội Thánh ngày một phát triển, sinh hoa kết quả. Chúa Thánh Thần ban cho nhiều ơn đoàn sủng. (Đoàn sủng là ơn Thánh Thần ban cho Hội Thánh vì ích chung.)
Trong Hội Thánh có nhiều công việc, nhiệm vụ Khác nhau, có các phẩm trật, các Thừa tác viên phát xuất từ Bí tích Truyền Chức Thánh, và mỗi người tín hữu chúng ta cũng được gọi là ”linh mục cộng đoàn”, nhờ Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức.
Nhiệm vụ của người giáo dân : Trong Tông huấn viết rằng : Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân chính là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, thực tại xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật, quốc tế, phương tiện truyền thông xã hội. Nó bao gồm các thực tại khác, mở rộng cho việc rao truyền phúc âm: gia đình, tình yêu, giáo dục, trẻ em, thanh thiếu niên, lao động, thất nghiệp. Nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần phúc âm, ý thức trách nhiệm đối với thực tại, dấn thân cách tích cực, đủ khả năng cho việc khai triển thực tại ấy. Đồng thời ý thức được bổn phận buộc mình phải phát huy tiềm năng đã từ lâu, bị chôn vùi bóp nghẹt. Chúng ta càng thấy tầm mức siêu việt hiệu năng trần thế để sử dụng trong công cuộc xây dựng Nước Trời, Nước Thiên Chúa để cứu rỗi nhân loại của Đức Kitô.
Sự khác biệt căn bản giữa chức linh mục thừa tác là các linh mục được phong chức thánh và chức linh mục cộng đoàn là những tín hữu giáo dân qua phép rửa tội :
Chức vụ linh mục thừa tác có quyền điều hành. Chức vụ linh mục cộng đoàn là hợp tác với những vị linh mục thừa tác viên kia.
Đoàn sủng là ân sủng cao siêu của Chúa Thánh Thần ban cho mỗi một người tuỳ theo khả năng của họ, vì ích lợi cho giáo dân. Người này được ơn lợi khẩu, người khác được ơn thông thái, trị bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt thần trí, nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Các đoàn sủng cao siêu giản dị, nhưng tất cả đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần, đều đem lại ích lợi cho Giáo Hội.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng thổi hơi nơi nào Ngài muốn. Chúa Thánh Thần tác động cho tất cả mọi người chúng ta, có điều những ai mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần mới hoạt động, bằng lời cầu nguyện, bằng thành tâm sám hối.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Hội Thánh gồm có các môn đệ của Chúa Kitô, họp nhau lại trong nhà tiệc ly, kết hiệp với Đức Mẹ, với anh em bà con của Chúa mà cầu nguyện trong mười ngày. Đến ngày thứ 10 thì hơi thở của Chúa phục sinh đã được ban cho các tông đồ, nhưng chưa tác dụng. Trong buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, nhờ sự chuẩn bị của mọi người mà hơi thở đã biến thành cơn gió bão ào vào nhà các đấng đang ở, và xuất hiện trên đầu mỗi vị một hình lưởi lửa, nói lên lòng mến. sức mạnh của Thánh thần thúc đẩy các tông đồ đi ra rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Kitô. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống người tín hữu mang cái ơn đoàn sủng cho chúng ta.
Ngày nay người tín hữu giáo dân tham gia vào đời sống của Hội Thánh : không những thực thi thừa tác vụ đoàn sủng của mình, mà còn có thể tham gia bằng nhiều cách khác
Trong giáo xứ : Giáo xứ là một Giáo Hội thu nhỏ, có đầy đủ cơ cấu như trong Giáo Hội mẹ. Nhiều giáo xứ kết hiệp lại thành Giáo phận. Nhiều giáo phận kết hợp lại thành Giáo Hội toàn cầu. Vai trò của giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của dân Chúa, giáo xứ phải khai trương đời sống, phục vụ tập hợp dân Chúa cho việc cử hành phụng vụ,  bảo tồn nung nấu đức tin của dân chúng, là trường dậy giáo lý cứu rỗi của Đức Kitô, là nơi giúp cho các tín hữu thực thi công tác bác ái huynh đệ.
Hoạt động tông đồ trong giáo xứ : Trong cộng đồng Hội Thánh, hoạt động cần thiết không những là việc tông đồ của các vị chủ chăn, mà còn có sự hợp tác của mọi thành phần trong đó có thành phần tín hữu giáo dân. Các tín hữu mỗi ngày xác tín trên ơn gọi của mình, dấn thân làm việc tông đồ. Giáo xứ là hình thức tông đồ kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn đưa họ vào tinh thần đại đồng của Hội Thánh. Giáo dân cần cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ, họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Hội Thánh những vấn đề riêng tư của mình hay của cả thế giới liên quan tới phần rỗi.
Hình thức tham dự của người tín hữu giáo dân vào đời sống của Hội Thánh : trong lịch sử của Giáo Hội, có nhiều cái hoạt động tông đồ có tính cách cá nhân và cũng nhiều hoạt động mang tính tập thể. các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay, gồm các hội đoàn công giáo tiến hành, như : GĐPTTT, dòng ba… Các cộng đồng huynh đệ, các nhóm sống có tình yêu thương. Ngày hôm nay phát sinh nhiều hình thức tông đồ tập thể : nhóm, cộng đoàn, phong trào. Có thể nói đây là mùa gặt mới của hội đoàn tín hữu giáo dân, bên cạnh những hội đoàn cổ truyền mọc lên những phong trào, những nhóm, tất cả đều do Chúa Thánh Thần tác động. các nhóm giáo dân có vẻ khác biệt nhau,nhưng cùng theo một mục đích chung là giúp cho họ nên thánh và giúp họ toàn tâm làm việc tông đồ.
Muốn trở thành một hội đoàn tông đồ giáo dân hay là công giáo tiến hành : người giáo dân có thể lập hội, nhưng phải hoạt động những công việc đạo đức dưới sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm thì mới là cộng đoàn công giáo tiến hành. Nếu họp nhau lại làm một nhóm đạo đức, như nhóm đánh trống, hội kèn, đọc kinh … cũng là nhóm tốt, nhưng muốn trở thành công giáo tiến hành thì phải có mục đích loan báo Tin Mừng và hoạt động dưới sự điều khiển của hàng giáo phẩm.
Ngày hôm nay, Hội GĐPTTT là một hội đoàn được thành lập trong Hội Thánh, có mục đích làm việc tông đồ để phạt tạ về những cái lỗi lầm của bản thân mỗi người chúng ta và tội lỗi của người khác xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa, chúng ta họp nhau để làm sáng danh Chúa, làm cho nước cha mau trị đến, dưới quyền lãnh đạo của hàng giáo phẩm.
GĐPTTT mang tính tông đồ và là Hội đoàn Công giáo tiến hành chính thức của Hội Thánh, với mục đích chính là Thánh hoá bản thân, làm sao để cho hoạt động của GĐPTTT mỗi giáo xứ giúp cho hội viên mỗi ngày một nên tốt hơn, thánh thiện hơn.
GĐPTTT còn có mục đích là để cho chúng ta yêu mến Chúa. Nhờ phạt tạ, tôn vương, mà chúng ta nên giống Chúa nhiều hơn, nên giống Trái Tim con yêu dấu của Chúa là Chúa Giêsu. Để chúng ta hợp tác với nhau mở mang Nước Chúa, thánh hoá gia đình của mình. Chúng ta thử xét xem lối sinh hoạt hiện tại của chúng ta đã đủ giúp cho chúng ta đạt được mục đích của hội đoàn GĐPTTT chưa?
Làm sao để vừa giữ được lề thói sinh hoạt đạo đức, vừa có chất lượng, mỗi năm qua đi mình cũng bớt đươc những thói hư này, thêm được nhân đức kia,  làm được ích  lợi cho Chúa và cho anh em đồng loại của mình, đưa về cho Chúa nhiều người đã lạc xa Chúa, làm vinh danh chúa và phần rỗi các linh hồn như các hội đoàn công giáo tiến hành khác●




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét