Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Hội Thảo Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 35


WGPSG -- “Mấy cảm nghiệm về Bình ca khi sáng tác Thánh ca” là chủ đề của Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 35, do Uỷ ban Thánh nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) tổ chức vào lúc 08g30 thứ Ba ngày 14/10/2014, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TTMV).
Đức Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, chủ tịch UBTN Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, chủ trì và Cha Thư ký UBTN Rôcô Nguyễn Duy. Thư ký đoàn là Nữ tu Duyên Sa, SPC và nhạc sĩ Minh Tâm. Hơn 100 tham dự viên gồm có quý cha Trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận, quý linh mục nhạc sĩ, quý nhạc sĩ, quý ca trưởng Thánh Nhạc.
Đêm Thánh ca “Tạ ơn và Tôn vinh Thiên Chúa”
Trước đó, vào lúc 19g00 ngày 13/10/2014, cũng trong chương trình đại hội, tại TTMV đã diễn ra đêm Thánh ca “Tạ ơn và Tôn vinh Thiên Chúa” do Ban Hợp xướng Piô X thực hiện.
Đến tham dự có Đức Giám mục chủ tịch UBTN, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ, các em thiếu nhi và giáo dân ước khoảng 400 người.
Sau đó, Ban hợp xướng Piô X lần lượt trình diễn các tác phẩm: Alleluia, Tất cả là hồng ân, Tình Chúa yêu, Trông cậy Chúa, Chúa chăm sóc tôi, Lời Mẹ nhắn nhủ, Mẹ Vinh Quang, Gloria, cuối cùng là Te Deum của nhạc sĩ Tiến Linh được viết dưới dạng Cantata gồm có 12 đoạn.


Nhân dịp sinh nhật lần thứ 20 của ca đoàn Piô X, Cha Thư ký UBTN Rôcô Nguyễn Duy chúc mừng, và chúc Ban hợp xướng Piô X luôn hiệp nhất yêu thương, nâng đỡ và dìu nhau trên con đường nghệ thuật Thánh nhạc, để mỗi ngày Thiên Chúa được tôn vinh và các tâm hồn được thánh hoá.
Đêm thánh nhạc kết thúc vào lúc 20g30.

Hội Thảo
Sau bài hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần”, linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long đã đi ngay vào chủ đề hội thảo, ngài chia sẻ “Mấy cảm nghiệm về Bình ca khi sáng tác Thánh ca”. Đây là những trải nghiệm trên 50 năm sáng tác của cha Phêrô, một người đã tìm hiểu và học hỏi về bình ca tại Rôma những năm 1969 đến 1973, đã sống với bình ca, đã dạy  bình ca, và là cây đại thụ trong giới sáng tác Thánh ca Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều tinh thần nhạc bình ca.
Trước hết, cha Phêrô đã giới thiệu đôi nét về thời kỳ học bình ca và đề tài tốt nghiệp là “Những mầu sắc bình ca trong nhạc Việt”, ngài nêu lên ba yếu tố có sự gặp gỡ giữa bình ca và nhạc Việt, đó là: Giai điệu, Tiết tấu, và Âm thể. Ngài cũng nói lên quan điểm: Học bình ca không phải để viết bình ca, mà tiêm nhiễm tinh thần của bình ca để sáng tác nhạc Thánh ca Việt Nam.
Ngài đã dùng những bài Thánh ca do chính ngài sáng tác năm 1968, trước khi đi học về bình ca, để diễn giải, phân tích những điểm chưa phù hợp giữa giai điệu và lời, cần phải sửa đổi. Giai điệu phải diễn tả được lời, cần chú ý dấu nhấn và vai trò của từng chữ.
Trong bình ca không có nhịp mà chỉ có tiết tấu, được hình thành bởi những âm: Cao độ: trầm lắng, thứ tự, xây dựng chính trên chuyển động liền. Trường độ: xây dựng trên phách cơ bản, qui ước tương đương với một nốt móc. Cường độ: nhịp nhàng, đều đều, không có đảo phách, nghịch phách. Qua đó, chúng ta thấy nhạc bình ca trầm lắng, tạo nên sự trang nghiêm.
Ngài tiếp tục chia sẻ về Thể: trong bình ca có bốn nốt RE – MI – FA – SOL làm trụ. Không có cảm âm.
Trong diễn giải, ngài đã hát nhiều đoạn nhạc để minh họa.
Ngài cũng giải thích một số vấn đề liên quan đến thánh nhạc, như: lịch sử của Thánh nhạc không phải là lịch sử của bình ca.
Sau khi chia sẻ, nhiều người có những đóng góp và thắc mắc về bình ca. Tất cả đã được cha giáo Phêrô giải đáp thoả đáng, càng làm cho các tham dự viên biết và biết rõ hơn về bình ca trong sáng tác nhạc Việt, như Đức Giám mục chủ tịch UBTN nói: “Con cảm nhận được ngày hôm nay tất cả mọi tham dự viên được cảm thấy bị đánh động, vì cha không trình bày lý thuyết về bình ca, nhưng cha trình bày cảm nghiệm của cha hơn 50 năm sống với bình ca, dạy bình ca, khi cha hát lên những đoạn mẫu tại sao phải lên, tại sao phải xuống, khi cha nhận định bộ Seraphim là đúng theo tinh thần bình ca nhưng lại không đúng với thẩm mỹ bình ca, tự nhiên anh em chúng con cảm thấy có cái gì đó mới mẻ mà chúng con chưa thể tìm thấy ở nơi khác.” Qua đó giúp cho nhiều nhạc sĩ, những anh chị em có trách nhiệm về Thánh nhạc trong các giáo phận, dòng tu biết diễn tả những bài hát tiếng Việt theo tinh thần bình ca, lại còn muốn cha giáo chấp nhận một lần chia sẻ khác về đề tài này, sẵn sàng làm thành video clip để truyền bá rộng hơn và để lại cho kho tàng Thánh Nhạc một tư liệu quý giá.
Trước khi kết thúc Buổi Hội thảo, Đức Giám mục chủ tịch UBTN cám ơn cha giáo Phêrô, các nhạc sĩ, ca trưởng đã về tham dự đại hội, nhắc nhở các cha có trách nhiệm thánh nhạc trong các giáo phận, dòng tu liên hệ đăng ký và nhận bản “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc” để phổ biến cách rộng rãi. Đức Giám mục còn gợi ý tiếp tục mở rộng đề tài này vào kỳ đại hội Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 36, tại TTMV.TGP vào ngày thứ Ba 21/4/2015.
Đức cha chủ tịch dâng lời cầu nguyện kết thúc đại hội vào lúc 11g30.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Giáo Hội, Thánh Nhân Hay Tội Nhân

Giáo Hi, Thánh Nhân Hay Ti Nhân?” là chủ để của buổi sinh hot chuyên đ do Học Viện Mục Vụ (HVMV) tổ chức, vào lúc 08 giờ 30 ngày 04/10/2014, tại hi trưng GB. Trung Tâm Mc Vụ, số 6 Bis Tôn Đc Thng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM. Nhiều các tu sĩ nam nữ, dự tu, học viên tham dự.
Khai mạc
Cha Giám học HVMV Phanxico Xavie bảo Lộc đã thánh hoá buổi sinh hot, giới thiệu: nhà khoa học nhìn tôn giáo, bày tỏ khát khao hướng đến sự thánh thiện qua trải nghiệm của bản thân, và sự cách mạng của Công Đồng Vaticanô II trong cái nhìn về sự thánh thiện.
Chia sẻ của Giáo sư Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Trọng
Ông một người cả đời cống hiến cho khoa học và dấn thân phục vụ tổ quốc với tư cách là một người cộng sản, đã chia sẻ về:  “Khoa học và tôn giáo trong tương quan với đời sống con người”. Tiến sĩ đã khởi đi bằng suy nghĩ thế nào là khoa học và ý nghĩa của nó, đã nhắc lại lịch sử xuất hiện và là đặc sản của văn hoá phương tây, khoa học sinh ra do nhu cầu hiểu biết về thế giới của con người. Qua trải nghiệm cuộc sống, ông nhận thấy: Tôn giáo liên quan đến định hướng tinh thần cho con người, sống như thế nào để có cuộc sống tốt đẹp, giữa khoa học và tôn giáo không đối kháng nhau.
Ngoài ra, ông còn nói về khái niệm “Tự do”, con người hoàn toàn tự do để đi theo Chúa và hoàn toàn tự do ở lương tâm.
Sau phần chia sẻ của tiến sĩ, cha Bảo Lộc và nhiều tham dự viên đã có sự trao đổi thân tình với giáo sư thật thẳng thắn, sôi động.
Kết luận, cha Bảo Lộc nói lên sự đối thoại giữa nhà khoa học với cử toạ là những người có niềm tin rất thú vị, vì mỗi người giữ lấy cái căn tính của mình, đã làm cho phong phú cá nhân và tập thể. Sau đó  HVMV tặng giáo sư món quà lưu niệm, trong đó có tập san nhìn về thượng đế với góc độ của nhiều tôn giáo khác nhau do TTMV phát hành, đó là tác phẩm “Chữ Thiên trong truyền thống các tôn giáo”.
Ngoài ra, trong khi giải lao, cha Bảo Lộc còn hướng dẫn hai giáo sư tham quan nhà truyền thống của TTMV với những di vật của Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình, chum Choé cổ, và nhiều cổ vật có giá trị khác.
Tiếp nối chương trình, sau phần khởi động với bài hát “Tự Hỏi” của Lê Đức Hùng, Lm Giuse Nguyễn Văn Am, Tiến sĩ thần học, Trưởng Tiều ban Thần học của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – HĐGMVN chia sẻ chủ đề: Công Đồng Vatican II: Sự thánh thiện Kitô hữu - thành tựu hay lên đường? Hồng ân và trách nhiệm.”
Lm Giuse: “Sự thánh thiện” là mục tiêu HVMV cần đạt đến, và lần lượt trình bày:
(1) Sự đối nghịch giả tạo giữa Giáo hội thánh thiện và những tội lỗi của Kitô hữu: Sự thánh thiện của Giáo hội là sự thánh thiện được tuyển chọn, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, là dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa, và Thiên Chúa làm cho chúng ta nên thánh. Sự thánh thiện của Giáo hội là tặng phẩm của Thiên Chúa, đi liền với sự khiêm nhường.
Trong Giáo hội, Sự thánh thiện rất là nghịch lý:  sự giao thoa giữa sự trung tín của Thiên Chúa với sự bất trung của con người, Giáo hội thánh thiện nhưng đầy những con người tội lỗi. Cần phải nhớ: sự thánh thiện trong Giáo hội phải lệ thuộc sự thánh thiện của Giáo hội. Sự thánh thiện trong Giáo hội chưa kết thúc, đang tiến bước, Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi: hãy tỉnh dậy, tiến bước. Chúa Giêsu muốn sự thánh thiện luôn trên đường đi tới, Ngài đặt vào lòng chúng ta “đức cậy”. Nỗi buồn duy nhất lớn lao của chúng ta là không phải là một vị thánh.
(2) Đặc nét của sự thánh thiện của Kitô giáo:
Là sự kết hợp với Thiên Chúa, Thánh Gioan: “Hãy ở lại trong Thầy”, thánh Phaolo: “Giờ đây, tôi được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”.
Liên kết chặt chẽ với tình yêu, lòng trung tín với giao ước tình yêu, nguồn mạch của kiến thức mang tính chất cứu độ. Tình yêu sẽ làm thay đổi bộ mặt trái đất.
Mang tính nhân bản, gắn liền với góc cạnh lịch sử, triệt để.
(3) Áp dụng: Mỗi người tự thực hiện để trở nên chính mình như điều Thiên Chúa muốn, học nơi Chúa Giêsu, các thánh cách thế thực hiện. Ghi nhớ: Thánh thiện trong đa dạng và trong sự hiệp nhất.
Để dễ nhận biết sự thánh thiện, các cử toạ cùng nhau hát thật sôi động: “và con tim đã vui trở lại …” Cha Giuse rút ra một bài học: trong khi hát không có tư tưởng nào quậy phá, đó là sự thánh thiện. Một niềm vui rất nhỏ là sự thánh thiện.
Sự thánh thiện của Kitô giáo làm cho tội lỗi giảm đi, niềm vui được lớn lên.
Sau đó, nhiều câu hỏi được đặt ra. Cha Giuse đã giải đáp: Sự thánh thiện của Thiên Chúa đồng hành, tức Thiên Chúa đang làm cho chúng ta nên thánh với sự nỗ lực nhỏ bé của chúng ta. Cho nên, hãy bỏ qua việc “Con không nên thánh được”, vì đó là kêu ngạo lớn nhất trong cuộc đời. Nên thánh là vui tươi chu toàn bổn phận thường ngày. Sự thánh thiện là do hồng ân của Thiên Chúa, làm cho chúng ta thấy được rất nhiều kỳ công chung quanh. Tâm hồn châm biếm, cay độc không bao giờ bộc lộ sự thánh thiện của Kitô giáo.
Trước khi ra về, Cha Bảo Lộc kết luận: Cha Giuse đã đưa chúng ta ra khỏi quan niệm đông cứng về sự thánh thiện, giúp cho anh chị em tìm lại thánh thiện mà Thiên Chúa muốn cho mỗi người, từ đó thu hút người ta đến với mình hơn là áp đặt.
Bài hát “Kinh Hoà Bình” vang lên đã kết thúc buổi sinh hoạt vào lúc 12 giờ 00●