Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Giáo xứ Tân Thái Sơn: Kỷ niệm 60 năm thành lập

WGPSG -- Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM Phaolô Bùi Văn Đọc (TGM) đã về thăm mục vụ, chủ sự Thánh lễ kính Thánh Gia, bổn mạng giáo xứ, Kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ Tân Thái Sơn, vào lúc 09g00 ngày 28/12/2014, tại nhà thờ Tân Thái Sơn: số 01 Hoàng Văn Hoè, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú.
Đồng tế với ngài có Đức Giám mục Giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB, cha Giuse Vũ Minh Nghiệp - Đại diện TGM đặc trách linh mục, cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng -  hạt trưởng giáo hạt Tân Sơn Nhì, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng – hạt trưởng giáo hạt Hóc Môn, và 35 cha trong và ngoài giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Tham dự Thánh lễ có các tu sĩ nam nữ, đại diện tôn giáo bạn, Hội đồng Mục vụ giáo hạt và giáo xứ trong hạt Tân Sơn Nhì, quý ân nhân, quý khách và rất đông giáo dân. Ngoài ra, còn có đại diện chính quyền Phường Tân Quý.
Ngay từ 07g00, tiếng kèn trống hùng tráng từ đội trống và đội kèn của giáo xứ đã liên tục vang lên chào mừng ngày trọng đại của giáo xứ. Những người con của giáo xứ trong y phục chỉnh tề, trang nghiêm tiến vào thánh đường. Cha chánh xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ túc trực tại cổng nhà thờ để đón các Đức Giám mục, quý cha và quý khách đến tham dự.
Trước Thánh lễ, quý cha đồng tế và đại diện giáo dân đã rước  tượng Thánh Gia vào trong thánh đường. Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Quốc Túy thay lời quý cha và giáo dân giáo xứ Tân Thái Sơn nói lên niềm vui có được như ngày hôm nay là do Thánh ý Chúa mà những người con của giáo xứ cảm nhận được nhờ sự hiện diện ĐTGM, ĐGM Phêrô, cha đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha, quý tôn giáo bạn, chính quyền và quý khách. Cha chánh xứ cũng xin ĐTGM, ĐGM Phêrô, quý cha và quý khách dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và xin Thiên Chúa tiếp tục hiện diện trong giáo xứ, để làm cho giáo xứ Tân Thái Sơn mỗi ngày một thăng tiến.
Trong Thánh lễ, ĐTGM đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho giáo xứ Tân Thái Sơn, để trong năm Phúc Âm hoá giáo xứ, mỗi cá nhân, gia đình, đoàn thể trong giáo xứ được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, và giáo xứ trở thành như gia đình của Thiên Chúa ở trần gian.
Ngài còn chia sẻ về giáo xứ là thành phần của Giáo hội địa phương. Qua đó, ngài mời gọi mọi người trong giáo xứ hãy noi gương gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Thánh Gia là cái nôi của tình yêu và sự sống, nên các gia đình cũng như giáo xứ cũng phải trở thành cái nôi của tình yêu và sự sống. Hãy học nơi Đức Giêsu sự hiền lành và khiêm nhường. Gia đình là trường học đầu tiên của con người, giáo xứ là trường học sống đạo và hành đạo, học bước theo Chúa Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Để kết thúc, ĐTGM mời gọi chúng ta hãy tuyên xưng đức tin và xin Chúa Ba Ngôi chúc phúc cho chúng ta trong ngày hạnh phúc này.
Cuối lễ, ông Gioan Baotixita Vũ Cật, chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ, đã thay lời cộng đoàn chào mừng và cám ơn quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách, đại diện chính quyền, các đoàn thể và ca đoàn trong giáo xứ.
Đức cha Phêrô đã thay mặt cho bà con giáo dân Giáo phận Thái Bình, cách riêng hai giáo hạt Tiền Hải và Lương Điền là nguồn gốc sinh ra giáo xứ Tân Thái Sơn đã giới thiệu sơ lược thành quả đời sống đạo đức Giáo phận Thái Bình, chúc mừng giáo dân có nguồn gốc Giáo phận Thái Bình đang sinh sống khắp nơi, nhắc nhở mọi người nên nhớ đến quê hương đất tổ của mình, chúc mừng cha xứ, bà con giáo dân Tân Thái Sơn một mùa Giáng Sinh đầy tràn ân sủng Chúa, và ngày lễ Kỷ niệm 60 năm hình thành và phát tiển giáo xứ tràn đầy ơn phúc của Chúa và Mẹ nhân lành.
Sau khi nhận phép lành của Chúa từ hai Đức Giám mục, bài hát “Giáo xứ Tân Thái Sơn” vang lên từ ca đoàn giáo xứ Tân Thái Sơn rất sinh động để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g30.
Sau Thánh lễ, hai Đức Giám mục, quý cha chụp hình lưu niệm với giáo xứ, và tham dự liên hoan chào mừng ngày trọng đại của giáo xứ  trong tình yêu thương huynh đệ với cộng đoàn giáo dân.






















Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Toạ đàm “Hiếu hoà”

“Xây dựng tương quan hiếu hoà” là chủ đề buổi toạ đàm diễn ra lúc 08 giờ 30 ngày 22/11/2014, tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Tổng Giáo phận TPHCM (TGP), do Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình trực thuộc Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBCLHB) phối hợp cùng TTMV TGP tổ chức.
Đến tham dự có Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp – chủ tịch UBCLHB, quý cha, quý tu sĩ, đại diện Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, các giới  thuộc TGP.
Khởi đầu buổi toạ đàm, Đức Cha Phaolô đã nêu lên bản chất của con người Việt nam là hiếu hoà, “dĩ hoà vi quý” là châm ngôn sống của đồng bào ta, tác phẩm “Người Việt cao quý” đã nói lên cái đẹp và sự hiền hoà của người Việt nam. Thế mà trong thời gian gần đây, qua sách báo và trên phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa ra những hình ảnh khác của con người Việt Nam: gian dối, vô trật tự, vô kỷ luật, ích kỷ, bạo động, bất nhân đến nỗi có người gọi những hiện tượng này là người Việt dữ tợn, dễ ghét, xấu xí. Có thể nói xã hội ta ngày càng bất an, bạo lực tràn lan, nhiều vụ án mạng hay bạo hành xảy ra do những nguyên nhân “lãng nhách”. Những kẻ gây ra bạo lực từ nhiều thành phần, tuổi tác khác nhau, thậm chí ngay cả quan chức nhà nước cũng góp phần.
Đức Cha gợi lên đâu là nguyên nhân mà chưa có lời giải, có người đổ tội cho là do giáo dục, do gia đình, do cả giáo dục và gia đình, do hậu quả của xã hội xuống cấp, do cơ chế lấy bạo lực làm động lực.
Để tiếp nối sự gợi ý của Đức Cha, các thính giả lần lượt được nghe
(1) Nữ tu TS trần Thị Giồng, Dòng Đức bà đã cụ thể hoá hơn bằng trình bày “Tình trạng bạo lực trong xã hội ngày nay”, có hình ảnh minh hoạ.
Nữ tu đã diễn giải “bạo lực gia đình” là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ và trẻ em, cũng xảy ra ở người nam vào khoảng 10% số vụ bạo lực, với người lớn tuổi, nồi da xáo thịt. Một trong những lý do chính gây bạo lực gia đình là “ghen , tiền”. Bạo lực tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở Việt Nam có làng đánh vợ, nhưng cũng có tình trạng bạo hành ngược (nữ gây bạo hành với người nam và người nam cam chịu). Trẻ con khi chứng kiến bạo lực cũng là nhận bạo lực.
Một hiện tượng đáng báo động là trẻ em gây ra bạo lực.
Các hình thức của bạo lực, nữ tu chia ra làm 04 nhóm bạo lực: tinh thần (chiếm tỷ lệ cao nhất), thân xác (rất dễ thấy), kinh tế, tình dục. Ngoài ra, còn có bạo lực thời @ bằng dùng Internet để hành hạ lẫn nhau, hội “kinh dị” … Có 1001 lý do gây bạo lực mà nguyên nhân rất vô duyên, lãng xẹt.
Thử tìm nguyên nhân, phải chăng đó là vấn đề đạo đức.
Ngược lại với bạo lực, ở Việt Nam lại có làng thương vợ (Xã Thuỷ Vân, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế), ở làng này phụ nữ rất sướng.
Ước mong ở Việt Nam có nhiều làng như thế, mọi người là anh em cùng một Cha chung yêu dấu.
Nữ tu nói đến bạo lực học đường, nó xảy ra trong môi trường giáo dục, có thể do: vì thành tích; giáo viên bị áp lực từ phía: phụ huynh, thành tích, ban giám hiệu, và lương tâm; nữ sinh vùng lên; luật rừng trong ký túc xá. Bạo lực nhuộm đen tuổi thơ và tuổi học trò. Khi gia đình và trường học không còn là nơi để chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng, các em bám víu vào đâu? “Xin cha mẹ thầy cô giúp chúng con lớn lên thật sự.”
Nữ tu còn giới thiệu một sự đối thoại ở thiên đường về bạo lực ở trẻ em, với hình ảnh minh hoạ, phỏng vấn và trả lời, đã làm cho tham dự viên hiểu thêm về những lý do và hình thức bạo lực ở trẻ em thật cảm động và nhức nhối. Ứớc mơ: “Cô ơi, con muốn xuống trần lần nữa, nhưng con sợ … con thèm lắm vòng tay ấm của mẹ, một mái ấm gia đình, xin tất cả giúp con.”
Để kết thúc, nữ tu đã mượn 04 nguyên tắc của Đức Thánh Cha Phanxicô để giải quyết các sự kiện, đặc biệt xung đột, mâu thuẫn và bạo lực: Thời gian lớn hơn không gian, nên cần kiên nhẫn. Hiệp nhất lớn hơn xung đột, nên cố gắng tìm những điểm chung. Thực tế lớn hơn ý tưởng, nên cần nhìn vào thực tế toàn thể lớn hơn từng phần, nên cần đặt thiện ích chung lên trên hết mọi sự.
(2) Tiếp theo, nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ nguyên nhân tội ác tràn lan hiện nay. Trước hết, ông cho rằng con người Việt Nam trở nên bạo lực như hiện nay là một thay đổi đột biến. Nguyên nhân cơ bản, sâu xa là “dùng cái ác để tiêu diệt cái ác”, làm nhiễm độc cái thiện, như thế là cực kỳ nguy hiểm, làm cho người Việt Nam bị nhiễm độc, con người đang bị tàn phá. Tính chất của bạo lực: ngày càng dã man, tàn bạo, thản nhiên, trở nên tầm thường nên thật đáng sợ. Bạo lực tiêu diệt trí tưởng tượng của con người, làm cho tội ác không bị trừng phạt trong lương tâm.
(3) Sau đó, linh mục Giuse Maria Lê Quốc thăng – Tổng thư ký UBCLHB đề nghị chúng ta “Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng bạo lực ngày hôm nay”. Đây là một vấn đề rất khó khăn. Đầu tiên, Cha đã gợi lại một vài nét đặc trưng của con người Việt Nam trong 4000 năm văn hiến: Truyền thống dân tộc Việt Nam là hiếu hoà. Ngài đã dùng nhiều câu tục ngữ ca dao Việt Nam để minh chứng, con người được đào tạo dựa trên nền tảng chữ “Nhân” trong “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, gọi là đạo làm người, ai không có chữ nhân là kẻ độc ác.
Ngoài ra, Đạo lý Công giáo mời gọi xây dựng mối tương quan giữa con người với nhau dựa trên “Tình yêu thương”, vì tin vào Thiên Chúa là tình yêu, được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Qua đó, Cha đưa ra một vài phương thế lâu dài: Đổi mới nền giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, nên người thật sự, dựa vào lòng “nhân” làm nền tảng. Xây dựng xã hội pháp trị thật sự, giải quyết mọi xung đột dựa trên pháp luật thực sự. Thừa nhận và đón nhận vai trò các tôn giáo trong xây dựng một xã hội hiếu hoà.
Ngài cũng đề nghị một vài phương thế trước mắt: Phải có sự quyết tâm đồng lòng của mọi gia đình, mọi tôn giáo, và ngay cả chính quyền phải có nhận thức chung: bạo lực là tội ác, nên phải xây dựng  nếp sống hiếu hoà và được khởi đi từ gia đình. Tha thứ và hoà giải. Cầu nguyện.
(3) Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bổ sung thêm về nguyên nhân gây ra bạo lực là “bản năng”. Đặc tính của bản năng: được tôn vinh về mặt tinh thần, đầy đủ về mặt vật chất, và hơn người. Ta gọi bản năng là lợi ích cá nhân. Sống dưới sự hướng dẫn của bản năng sẽ dẫn tới đạo đức suy đồi, bạo lực tràn lan. Qua đó, Luật sư gợi ý dẹp bớt lợi ích cá nhân, củng cố đạo đức công giáo bằng chính cuộc sống của mình.
(4) Bác sĩ Thanh bổ sung thêm: mình đang sống dưới hậu quả của cha ông chúng ta để lại, có yếu tố di truyền, chưa có nghiên cứu về hậu quả của chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến con người Việt Nam, người gây bạo lực cũng là nạn nhân – làm theo bản năng – không ý thức được hậu quả, trẻ em bị bạo lực ngay từ trong bào thai, cha mẹ ép sinh ra đời sớm hơn, sống xa gia đình khi mới chào đời, giáo dục trẻ em cách sai lầm.
(5) Cha Trần Tam Tỉnh, USA bổ sung thêm “Hoà hiếu trong Giáo Hội của chúng ta” bằng câu chuyện một phụ nữ được phong thánh và là Tiến sĩ Hội Thánh.
(6) Luật sự Vượng, đến từ Pháp bổ sung thêm bạo lực xẩy ra trong cốt lõi là quyền lực. Quyền lực sẽ làm hỏng con người. Lịch sử chứng mình: kẻ mạnh thắng. Thuyết Bất bạo động do Ganldi đề xướng: nói không với quyền lực ở trên mình do không chính nghĩa: Tôi không chấp nhận các anh, tôi không hợp tác với các anh. Để chống bạo lực, mỗi người chúng ta phải đặt mình vào cương vị: tôi phải làm cuộc cách mạng này. Thí dụ: Trong vấn đề giao thông, để thể hiện mình là người Việt Nam văn minh, mình cần thực hiện: đến đèn đỏ dừng lại, không chạy xe trên lề, nhường đường cho người đi bộ.
(7) Thầy giáo Nguyễn Khánh Trung chia sẻ về sự khác nhau giữa nền giáo dục của Việt Nam và Phần Lan, giáo dục gia đình giữa Pháp và Việt Nam. Qua đó, thầy kết luận: vai trò của tôn giáo rất quan trọng.
Trước khi Kết thúc, Cha Giám đốc TTMV TGP Phêrô Nguyễn Văn Hiền đúc kết: chính cuộc khủng hoảng giá trị ngay trong gia đình và môi trường đã thúc đẩy chúng ta sống theo bản năng, chỉ nghĩ đến bản thân mà thôi. Vấn đề chúng ta bàn rất lớn, rộng, sâu không phải để lên án ai, phê bình ai, và cuối cùng kết luận lại là chính mỗi người chúng ta phải thức tỉnh, tôn trong lẫn nhau bằng hành vi rất cụ thể, như chuyện giao thông luật sư Vượng đề ra trong ngày hôm nay. Đó là yêu cầu của buổi toạ đàm hôm nay, để chúng ta trở về xây dựng cái hoà hiếu từ trong mỗi người chúng ta với việc rất nhỏ và đơn thường đó. Phải tôn trọng những khác biệt của nhau, chấp nhận nhau, để xây dựng hoà hiếu đó.
Buổi toạ đàm kết thúc vào lúc 11 giờ 45, mọi người ra về trong hoà hiếu, bình an.


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

GĐPTTT TGP: Sinh hoạt chuyên đề tháng 11/2014

WGPSG -- Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ - chánh xứ giáo xứ Vườn Xoài kiêm Phó tổng linh hướng Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) Tổng giáo phận TPHCM (TGP) - đã chia sẻ về chủ đề “Gia Đình Hạnh Phúc”, vào lúc 08g30 ngày 06/11/2014, tại nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài. Đây là buổi sinh hoạt cuối cùng của năm Phúc Âm hoá gia đình dành cho các đoàn viên GĐPTTTCG TGP. Có khoảng 300 người tham dự.
Cha Vinh Sơn đã giới thiệu những vấn đề nổi cộm về vấn đề gia đình được Thượng Hội đồng Giám mục thế giới (Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng tham dự) thảo luận vừa qua mà ngài đã rút ra được, đó là:
Thứ nhất: Nói đến gia đình là nói đến “Tình yêu vợ chồng”. Chúng ta phải xác tín đây là hồng ân cao cả Thiên Chúa ban cho, nên chúng ta phải trân trọng, quý mến nó. Người Công giáo coi Hôn phối là mối dây Chúa se định, là hồng ân của Thiên Chúa, nên họ rất coi trọng, nhờ đó tỷ lệ người Công giáo ly dị rất nhỏ so với người ngoài Công giáo.
Thứ hai: Gia đình là nền tảng. “Tôi làm vì gia đình chứ không phải vì cá nhân tôi”. Trong xã hội hôm nay, khi chủ nghĩa “cáí tôi” thống trị, gia đình không còn là nền tảng để quyết định. Lúc khủng hoảng mà lấy cáí tôi quyết định nên nó lộn xộn, dễ gây chia rẽ, xung đột dẫn đến chia ly. Liên hệ đến GĐPTTT, chúng ta là một gia đình nhưng chúng ta có chung một tâm trạng, tâm trí, hợp nhất, hành động hay chúng ta vào  để “quậy”, lấy ý mình là chính, không chịu ai, không nhún nhường, luôn cho mình là hay.
Thứ ba: Vợ chồng phải hoà hợp với nhau. Khủng hoảng gia đình hiện nay do chưa chuẩn bị được kỹ trước khi đi đến hôn nhân.
Cuối cùng: Vợ chồng sống với nhau phải biết hy sinh cho nhau. Đây là nền tảng của gia đình hạnh phúc. Tình yêu chân thật là tình yêu biết hy sinh, nếu chỉ biết nghĩ cho mình mà không biết nghĩ tới người khác sẽ là hoạ lớn trong gia đình.
Trước khi kết thúc, Cha nhắc nhở: Trong tháng các linh hồn, Giáo hội cho chúng ta từ ngày 01 đến ngày 08, nếu có rước lễ và đi viếng nghĩa trang hay nhà hài cốt (đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng) là chúng ta được ơn toàn xá chỉ cho các linh hồn. Ơn toàn xá rất quan trọng đối với các linh hồn, vì tất cả các linh hồn trong nơi luyện tội là nơi thanh luyện, đều phải đền hậu quả các tội gây ra. Nhưng các ngài không tự đền được vì không thể tạo ra được ân xá, nên các ngài đang cần chúng ta, những con người còn sống, bằng những hy sinh, kinh nguyện. Chúng ta dâng ơn toàn xá đó chỉ cho các linh hồn, để các ngài được Chúa đoái thương thanh luyện, mau hưởng tôn nhan Chúa.

Sau đó, Cha Vinh Sơn đặt Mình Thánh Chúa và chủ trì chầu Thánh Thể cách sốt mến đến 10g00 kết thúc.





Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Cộng đoàn Khôi Bình Việt Nam Hội ngộ

Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM Phaolô Bùi Văn Đọc (TGM) đã đến thăm và dâng Thánh lễ mừng Các Thánh Nam Nữ, cầu nguyện cho Cộng đoàn Khôi Bình Việt Nam, vào lúc 10 giờ 00 ngày 01/11/2014, tại Trung tâm Khôi Bình Việt Nam, số 9-9A Đường An Phú Đông 12, KP5, Phường An Phú Đông, Quận 12, TPHCM. Đồng tế với ngài có linh mục Đaminh Nguyễn Đình Tân - Đồng hành Cộng đoàn Khôi Bình Việt Nam, Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Phụ trách Tông đồ Giáo dân TGP, và linh mục Robert Henrich (người Đức) – người sáng lập Khôi Bình Việt Nam.
Đến tham dự có Nt Anna Lê Thị Kim Chi - Quản lý Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thiên Phước, Ban Quản Gia và ban điều hành Khôi Bình Việt Nam, Ban Qun Gia và thành viên Khôi Bình các Giáo Phn Đà Lt, Xuân Lc, Sài Gòn, Phú Cưng, M Tho, Cn Thơ, Long Xuyên. Ngoài ra còn có đại diện chính quyền UBND Quận 12 và Phường An Phú Đông.
Đây là ngày hội ngộ dành cho các thành viên Cộng đoàn Khôi Bình của 07 giáo phận thuộc Giáo tỉnh Sài Gòn với mục đích đào sâu linh đạo Khôi Bình, đồng thời củng cố tình liên đới giữa các anh chị em trong cùng một mái nhà Khôi bình, khoảng 450 người có mặt.
Sinh hoạt
Khởi đầu, các tham dự viên điểm lại một số nét hoạt động của Ban Quản Gia Cộng đoàn Khôi Bình Việt Nam trong năm vừa qua bằng hình ảnh có thuyết minh trực tiếp.
Tiếp theo, linh mục Robert Henrich nói chuyện đôi nét về tổ chức Khôi Bình Quốc tế, cha thánh khôi Bình – người sáng lập tổ chức Khôi Bình. Ngài cầu chúc cho Cộng đoàn Khôi Bình Việt Nam trong tương lai có nhiều người trẻ tham dự, thực hiện được lý tưởng của mình. Ngài cũng nhắc nhở: mỗi lần sinh hoạt cùng nhau, anh chị em luôn cầu nguyện, bàn bạc với nhau nên làm gì, thực hiện điều gì cho người khác.
Cha đồng hành hướng các tham dự viên tìm hiểu về ý nghĩa của dấn thân của đường lối Khôi Bình trong Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một xã hội trần thế vì còn mang tính chất thiêng liêng, nên chúng ta phục vụ cả xã hội và tâm linh, đưa người ta đến ơn cứu độ. Qua đó, ngài kêu gọi mọi người hãy thấy chỗ đứng của mình, phải làm gì trong đoàn thể chúng ta đang sinh hoạt.
TGM đến, ngài rất vui mừng khi đến thăm cộng đoàn Khôi Bình với tư cách là vị chủ chăn, ngài nhắc lại việc chân phước Kolping (Khôi Bình) là người thành lập cộng đoàn Khôi Bình, đôi nét về cộng đoàn Khôi Bình. Qua đó, ngài kêu gọi cộng đoàn Khôi Bình phải xây dựng gia đình thành một gia đình tốt theo con đường của Chúa, có thế gia đình mới hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc thì xã hội mới được bình an.
Thánh lễ
Đây là đỉnh cao của ngày hội ngộ. Đầu lễ, TGM nhắc hôm nay chúng ta cử hành lễ Các Thánh Nam Nữ, lễ rất lớn trong Giáo hội Công giáo của chúng ta. Qua đó, ngài mời gọi chúng ta ý thức việc nên thánh của mình.
Trong bài giảng lễ, TGM đã nói đến: Thiên Chúa là tình yêu, hiểu được điều đó, chúng ta mới hiểu đạo của chúng ta, và chỉ hiểu được điều đó khi có Chúa Thánh Thần.
Hôm nay, Giáo hội Mừng các Thánh Nam Nữ, mà Thánh nhân là phúc nhân, là người hưởng hạnh phúc với Chúa. TGM nhắc: Tất cả chúng ta có thể nên thánh, làm thánh ở giữa trần gian, muốn thế phải trải qua nhiều thử thách, nhưng được Thiên Chúa thương, tha tội, cứu giúp chúng ta. Cho nên việc nên thánh của chúng ta là do ơn Chúa. Chúa là niềm vui, là sự sống.
Cuối lễ, ông Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa – Gia trưởng Khôi Bình Việt Nam đã thay lời anh chị em Khôi Bình tri ân TGM và hứa sẽ là chứng nhân Kitô thật tốt cho Chúa; cám ơn Lm. Ernest, linh mục Robert Henrich, quý tu sĩ, quý khách,  chính quyền Phường An Phú Đông, và anh chị em Khôi Bình các giáo phận hiện diện hôm nay.
Đáp từ, TGM cám ơn Khôi Bình. Ngài mời gọi chúng ta cám ơn Chúa để Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng ta mỗi ngày một phát triển không ngừng, và chúng ta luôn cầu nguyện cho nhau nhất là cầu nguyện cho các vị chủ chăn.
Bài hát “Linh ca Khôi Bình” vang lên từ cộng đoàn thật mạnh mẽ, sốt mến đã kết thúc thánh lễ vào lúc 11 giờ 00.
Kết thúc
Sau thánh lễ, TGM, quý cha, quý khách cùng dùng với Cộng đoàn Khôi Bình bữa cơm thanh đạm, huynh đệ.
Ngày Khôi Bình Quốc tế năm nay thật là một ngày hội, anh em Khôi Bình từ nhiều nơi về người nào cũng vui tươi, phấn khởi, nhất là khi được TGM, vị chủ chăn đáng kính đến thăm, được nhìn thấy ngài bằng người thật thật là vui, khi ngài ban huấn từ nhiều tràng vỗ tay vang lên vui thích vì tính hài hước của ngài. Lại còn vui hơn khi được chụp hình chung với ngài lần lượt hết nhóm này đến nhóm khác.

Ra về, anh em Khôi Bình mang tâm trạng thật vui và hẹn gặp lại vào ngày Khôi Bình Quốc tế năm sau●

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Hội Thảo Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 35


WGPSG -- “Mấy cảm nghiệm về Bình ca khi sáng tác Thánh ca” là chủ đề của Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 35, do Uỷ ban Thánh nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam (UBTN) tổ chức vào lúc 08g30 thứ Ba ngày 14/10/2014, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TTMV).
Đức Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, chủ tịch UBTN Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, chủ trì và Cha Thư ký UBTN Rôcô Nguyễn Duy. Thư ký đoàn là Nữ tu Duyên Sa, SPC và nhạc sĩ Minh Tâm. Hơn 100 tham dự viên gồm có quý cha Trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận, quý linh mục nhạc sĩ, quý nhạc sĩ, quý ca trưởng Thánh Nhạc.
Đêm Thánh ca “Tạ ơn và Tôn vinh Thiên Chúa”
Trước đó, vào lúc 19g00 ngày 13/10/2014, cũng trong chương trình đại hội, tại TTMV đã diễn ra đêm Thánh ca “Tạ ơn và Tôn vinh Thiên Chúa” do Ban Hợp xướng Piô X thực hiện.
Đến tham dự có Đức Giám mục chủ tịch UBTN, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ, các em thiếu nhi và giáo dân ước khoảng 400 người.
Sau đó, Ban hợp xướng Piô X lần lượt trình diễn các tác phẩm: Alleluia, Tất cả là hồng ân, Tình Chúa yêu, Trông cậy Chúa, Chúa chăm sóc tôi, Lời Mẹ nhắn nhủ, Mẹ Vinh Quang, Gloria, cuối cùng là Te Deum của nhạc sĩ Tiến Linh được viết dưới dạng Cantata gồm có 12 đoạn.


Nhân dịp sinh nhật lần thứ 20 của ca đoàn Piô X, Cha Thư ký UBTN Rôcô Nguyễn Duy chúc mừng, và chúc Ban hợp xướng Piô X luôn hiệp nhất yêu thương, nâng đỡ và dìu nhau trên con đường nghệ thuật Thánh nhạc, để mỗi ngày Thiên Chúa được tôn vinh và các tâm hồn được thánh hoá.
Đêm thánh nhạc kết thúc vào lúc 20g30.

Hội Thảo
Sau bài hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần”, linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long đã đi ngay vào chủ đề hội thảo, ngài chia sẻ “Mấy cảm nghiệm về Bình ca khi sáng tác Thánh ca”. Đây là những trải nghiệm trên 50 năm sáng tác của cha Phêrô, một người đã tìm hiểu và học hỏi về bình ca tại Rôma những năm 1969 đến 1973, đã sống với bình ca, đã dạy  bình ca, và là cây đại thụ trong giới sáng tác Thánh ca Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều tinh thần nhạc bình ca.
Trước hết, cha Phêrô đã giới thiệu đôi nét về thời kỳ học bình ca và đề tài tốt nghiệp là “Những mầu sắc bình ca trong nhạc Việt”, ngài nêu lên ba yếu tố có sự gặp gỡ giữa bình ca và nhạc Việt, đó là: Giai điệu, Tiết tấu, và Âm thể. Ngài cũng nói lên quan điểm: Học bình ca không phải để viết bình ca, mà tiêm nhiễm tinh thần của bình ca để sáng tác nhạc Thánh ca Việt Nam.
Ngài đã dùng những bài Thánh ca do chính ngài sáng tác năm 1968, trước khi đi học về bình ca, để diễn giải, phân tích những điểm chưa phù hợp giữa giai điệu và lời, cần phải sửa đổi. Giai điệu phải diễn tả được lời, cần chú ý dấu nhấn và vai trò của từng chữ.
Trong bình ca không có nhịp mà chỉ có tiết tấu, được hình thành bởi những âm: Cao độ: trầm lắng, thứ tự, xây dựng chính trên chuyển động liền. Trường độ: xây dựng trên phách cơ bản, qui ước tương đương với một nốt móc. Cường độ: nhịp nhàng, đều đều, không có đảo phách, nghịch phách. Qua đó, chúng ta thấy nhạc bình ca trầm lắng, tạo nên sự trang nghiêm.
Ngài tiếp tục chia sẻ về Thể: trong bình ca có bốn nốt RE – MI – FA – SOL làm trụ. Không có cảm âm.
Trong diễn giải, ngài đã hát nhiều đoạn nhạc để minh họa.
Ngài cũng giải thích một số vấn đề liên quan đến thánh nhạc, như: lịch sử của Thánh nhạc không phải là lịch sử của bình ca.
Sau khi chia sẻ, nhiều người có những đóng góp và thắc mắc về bình ca. Tất cả đã được cha giáo Phêrô giải đáp thoả đáng, càng làm cho các tham dự viên biết và biết rõ hơn về bình ca trong sáng tác nhạc Việt, như Đức Giám mục chủ tịch UBTN nói: “Con cảm nhận được ngày hôm nay tất cả mọi tham dự viên được cảm thấy bị đánh động, vì cha không trình bày lý thuyết về bình ca, nhưng cha trình bày cảm nghiệm của cha hơn 50 năm sống với bình ca, dạy bình ca, khi cha hát lên những đoạn mẫu tại sao phải lên, tại sao phải xuống, khi cha nhận định bộ Seraphim là đúng theo tinh thần bình ca nhưng lại không đúng với thẩm mỹ bình ca, tự nhiên anh em chúng con cảm thấy có cái gì đó mới mẻ mà chúng con chưa thể tìm thấy ở nơi khác.” Qua đó giúp cho nhiều nhạc sĩ, những anh chị em có trách nhiệm về Thánh nhạc trong các giáo phận, dòng tu biết diễn tả những bài hát tiếng Việt theo tinh thần bình ca, lại còn muốn cha giáo chấp nhận một lần chia sẻ khác về đề tài này, sẵn sàng làm thành video clip để truyền bá rộng hơn và để lại cho kho tàng Thánh Nhạc một tư liệu quý giá.
Trước khi kết thúc Buổi Hội thảo, Đức Giám mục chủ tịch UBTN cám ơn cha giáo Phêrô, các nhạc sĩ, ca trưởng đã về tham dự đại hội, nhắc nhở các cha có trách nhiệm thánh nhạc trong các giáo phận, dòng tu liên hệ đăng ký và nhận bản “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc” để phổ biến cách rộng rãi. Đức Giám mục còn gợi ý tiếp tục mở rộng đề tài này vào kỳ đại hội Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 36, tại TTMV.TGP vào ngày thứ Ba 21/4/2015.
Đức cha chủ tịch dâng lời cầu nguyện kết thúc đại hội vào lúc 11g30.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Giáo Hội, Thánh Nhân Hay Tội Nhân

Giáo Hi, Thánh Nhân Hay Ti Nhân?” là chủ để của buổi sinh hot chuyên đ do Học Viện Mục Vụ (HVMV) tổ chức, vào lúc 08 giờ 30 ngày 04/10/2014, tại hi trưng GB. Trung Tâm Mc Vụ, số 6 Bis Tôn Đc Thng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM. Nhiều các tu sĩ nam nữ, dự tu, học viên tham dự.
Khai mạc
Cha Giám học HVMV Phanxico Xavie bảo Lộc đã thánh hoá buổi sinh hot, giới thiệu: nhà khoa học nhìn tôn giáo, bày tỏ khát khao hướng đến sự thánh thiện qua trải nghiệm của bản thân, và sự cách mạng của Công Đồng Vaticanô II trong cái nhìn về sự thánh thiện.
Chia sẻ của Giáo sư Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Trọng
Ông một người cả đời cống hiến cho khoa học và dấn thân phục vụ tổ quốc với tư cách là một người cộng sản, đã chia sẻ về:  “Khoa học và tôn giáo trong tương quan với đời sống con người”. Tiến sĩ đã khởi đi bằng suy nghĩ thế nào là khoa học và ý nghĩa của nó, đã nhắc lại lịch sử xuất hiện và là đặc sản của văn hoá phương tây, khoa học sinh ra do nhu cầu hiểu biết về thế giới của con người. Qua trải nghiệm cuộc sống, ông nhận thấy: Tôn giáo liên quan đến định hướng tinh thần cho con người, sống như thế nào để có cuộc sống tốt đẹp, giữa khoa học và tôn giáo không đối kháng nhau.
Ngoài ra, ông còn nói về khái niệm “Tự do”, con người hoàn toàn tự do để đi theo Chúa và hoàn toàn tự do ở lương tâm.
Sau phần chia sẻ của tiến sĩ, cha Bảo Lộc và nhiều tham dự viên đã có sự trao đổi thân tình với giáo sư thật thẳng thắn, sôi động.
Kết luận, cha Bảo Lộc nói lên sự đối thoại giữa nhà khoa học với cử toạ là những người có niềm tin rất thú vị, vì mỗi người giữ lấy cái căn tính của mình, đã làm cho phong phú cá nhân và tập thể. Sau đó  HVMV tặng giáo sư món quà lưu niệm, trong đó có tập san nhìn về thượng đế với góc độ của nhiều tôn giáo khác nhau do TTMV phát hành, đó là tác phẩm “Chữ Thiên trong truyền thống các tôn giáo”.
Ngoài ra, trong khi giải lao, cha Bảo Lộc còn hướng dẫn hai giáo sư tham quan nhà truyền thống của TTMV với những di vật của Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình, chum Choé cổ, và nhiều cổ vật có giá trị khác.
Tiếp nối chương trình, sau phần khởi động với bài hát “Tự Hỏi” của Lê Đức Hùng, Lm Giuse Nguyễn Văn Am, Tiến sĩ thần học, Trưởng Tiều ban Thần học của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – HĐGMVN chia sẻ chủ đề: Công Đồng Vatican II: Sự thánh thiện Kitô hữu - thành tựu hay lên đường? Hồng ân và trách nhiệm.”
Lm Giuse: “Sự thánh thiện” là mục tiêu HVMV cần đạt đến, và lần lượt trình bày:
(1) Sự đối nghịch giả tạo giữa Giáo hội thánh thiện và những tội lỗi của Kitô hữu: Sự thánh thiện của Giáo hội là sự thánh thiện được tuyển chọn, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, là dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa, và Thiên Chúa làm cho chúng ta nên thánh. Sự thánh thiện của Giáo hội là tặng phẩm của Thiên Chúa, đi liền với sự khiêm nhường.
Trong Giáo hội, Sự thánh thiện rất là nghịch lý:  sự giao thoa giữa sự trung tín của Thiên Chúa với sự bất trung của con người, Giáo hội thánh thiện nhưng đầy những con người tội lỗi. Cần phải nhớ: sự thánh thiện trong Giáo hội phải lệ thuộc sự thánh thiện của Giáo hội. Sự thánh thiện trong Giáo hội chưa kết thúc, đang tiến bước, Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi: hãy tỉnh dậy, tiến bước. Chúa Giêsu muốn sự thánh thiện luôn trên đường đi tới, Ngài đặt vào lòng chúng ta “đức cậy”. Nỗi buồn duy nhất lớn lao của chúng ta là không phải là một vị thánh.
(2) Đặc nét của sự thánh thiện của Kitô giáo:
Là sự kết hợp với Thiên Chúa, Thánh Gioan: “Hãy ở lại trong Thầy”, thánh Phaolo: “Giờ đây, tôi được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”.
Liên kết chặt chẽ với tình yêu, lòng trung tín với giao ước tình yêu, nguồn mạch của kiến thức mang tính chất cứu độ. Tình yêu sẽ làm thay đổi bộ mặt trái đất.
Mang tính nhân bản, gắn liền với góc cạnh lịch sử, triệt để.
(3) Áp dụng: Mỗi người tự thực hiện để trở nên chính mình như điều Thiên Chúa muốn, học nơi Chúa Giêsu, các thánh cách thế thực hiện. Ghi nhớ: Thánh thiện trong đa dạng và trong sự hiệp nhất.
Để dễ nhận biết sự thánh thiện, các cử toạ cùng nhau hát thật sôi động: “và con tim đã vui trở lại …” Cha Giuse rút ra một bài học: trong khi hát không có tư tưởng nào quậy phá, đó là sự thánh thiện. Một niềm vui rất nhỏ là sự thánh thiện.
Sự thánh thiện của Kitô giáo làm cho tội lỗi giảm đi, niềm vui được lớn lên.
Sau đó, nhiều câu hỏi được đặt ra. Cha Giuse đã giải đáp: Sự thánh thiện của Thiên Chúa đồng hành, tức Thiên Chúa đang làm cho chúng ta nên thánh với sự nỗ lực nhỏ bé của chúng ta. Cho nên, hãy bỏ qua việc “Con không nên thánh được”, vì đó là kêu ngạo lớn nhất trong cuộc đời. Nên thánh là vui tươi chu toàn bổn phận thường ngày. Sự thánh thiện là do hồng ân của Thiên Chúa, làm cho chúng ta thấy được rất nhiều kỳ công chung quanh. Tâm hồn châm biếm, cay độc không bao giờ bộc lộ sự thánh thiện của Kitô giáo.
Trước khi ra về, Cha Bảo Lộc kết luận: Cha Giuse đã đưa chúng ta ra khỏi quan niệm đông cứng về sự thánh thiện, giúp cho anh chị em tìm lại thánh thiện mà Thiên Chúa muốn cho mỗi người, từ đó thu hút người ta đến với mình hơn là áp đặt.
Bài hát “Kinh Hoà Bình” vang lên đã kết thúc buổi sinh hoạt vào lúc 12 giờ 00●


Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Trường tình thương khai giảng năm học mới

Vào  lúc  08 giờ 30 ngày 12/9/2014, tại Giáo điểm truyền giáo giáo hạt Tân Sơn Nhì (TSN), Ban điều hành Trường tình thương đã tổ chức lễ khai giảng  năm học  2014 – 2015 cách trọng thể.
Đến tham dự có Linh mục hạt trưởng TSN Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng, cha nguyên hạt trưởng Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc, vị sáng lập và là Hiệu trưởng danh dự, Cha đặc trách Truyền giáo Phêrô Nguyễn Quốc Tuý, linh mục Chánh xứ Thiên Ân Giuse Lê Hoàng, Cha chánh xứ Mân Côi Bình Thuận Giuse Nguyễn Văn Thanh, Nữ tu Giám tỉnh và quý nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành, đại diện Dòng Mân Côi, đại diện Hội đồng mục vụ và caritas TSN, đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Hương, đại diện Hội đồng mục vụ  và Hội các bà mẹ Công giáo giáo xứ Thiên Ân, quý ân nhân, quý khách, quý  giáo viên, và  trên 270 em học sinh các lớp đồng phục thật đẹp.
Ngoài ra, còn có ông phụ trách bậc tiểu học Quận Bình Tân, ông bí thư khu phố 8 Phường Bình Hưng Hoà A và cô hiệu phó trường tiểu học Bình Thuận.
Trước tiên, các em lớp 1 múa thật vui tươi bài  “Ngày đầu tiên đi học”  khai mạc lễ khai giảng.
Tiếp đến, Linh mục Hạt trưởng tâm sự: trường tình thương này là nơi ươm mầm, từ đó các em sẽ lên trung học, rồi đại học. Ngài nhắn nhủ: các em là tương lai của tổ quốc, các em phải quyết tâm trở thành người có ích, để phục vụ cho gia đình và quê hương đất nước. Ngài cũng chúc cho các em luôn khoẻ mạnh, chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn vâng lời trong gia đình và các thầy cô trong nhà trường, để trở nên những học sinh tốt. Ngài tuyên bố khai giảng năm học 2014 – 2014.
Tiếp theo, cô Bích Thuỷ thay mặt nhà trường báo cáo tóm tắt tình hình các lớp năm học 2014 – 2015, cụ thể các em đã đăng ký theo học: lớp 1.1: 41 em, lớp 1.2: 41 em,  lớp 2.1: 32 em, lớp 2.2: 27 em, lớp 3.1: 24 em, lớp 3.2: 23 em,  lớp 4.1: 27 em, lớp 4.2: 32 em,   lớp 5: 31 em. Trong đó khoảng 26 em không có khai sinh, 30 em người Dân tộc, chỉ có 10 em là có hộ khẩu ở Quận Bình Tân. Ngoài ra, trường còn có các lớp kèm học sinh yếu, ngoại khoá Anh Văn, Vi tính, và Nhạc.
Sau đó, cô hiệu phó cám ơn mọi người đã dành tình thương chăm sóc cho các em, cô nhắc nhở các em luôn chăm ngoan, biết vâng lời người lớn, thầy cô giáo, cố gắng học tập để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
Linh mục Hạt trưởng và cô hiệu phó cùng đánh trống khai mạc năm học mới.
Cha Gioan Baotixita nhắc nhở: các em năm nay phải cố gắng học tập tốt hơn năm cũ, để trở thành những con người trưởng thành, toàn diện, góp phần xây dựng cho quê hương đất nước chúng ta mỗi ngày tốt đẹp hơn, giầu mạnh hơn: “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
Xen kẽ các phát biểu là múa “Bài ca đi học”, “ Mùa thu ngày khai trường” của các em học sinh
đã giúp lễ khai giảng sinh động hơn.
Trước khi kết thúc, tất cả các em đã nói lên Tâm nguyện của học sinh trường tình thương Tân Sơn Nhì.
Múa “Thầy cô cho em mùa xuân” của các em học sinh đã kết thúc lễ khai giàng năm học 2014 – 2015 vào lúc 09 giờ 30.

Sau cùng, các em lớp buổi sáng tiếp tục lên lớp, các em còn lại tiếp tục sinh hoạt thật vui và nhận quà từ nhà trường●