Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Trường tình thương khai giảng năm học mới

Vào  lúc  08 giờ 30 ngày 12/9/2014, tại Giáo điểm truyền giáo giáo hạt Tân Sơn Nhì (TSN), Ban điều hành Trường tình thương đã tổ chức lễ khai giảng  năm học  2014 – 2015 cách trọng thể.
Đến tham dự có Linh mục hạt trưởng TSN Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng, cha nguyên hạt trưởng Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc, vị sáng lập và là Hiệu trưởng danh dự, Cha đặc trách Truyền giáo Phêrô Nguyễn Quốc Tuý, linh mục Chánh xứ Thiên Ân Giuse Lê Hoàng, Cha chánh xứ Mân Côi Bình Thuận Giuse Nguyễn Văn Thanh, Nữ tu Giám tỉnh và quý nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành, đại diện Dòng Mân Côi, đại diện Hội đồng mục vụ và caritas TSN, đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Hương, đại diện Hội đồng mục vụ  và Hội các bà mẹ Công giáo giáo xứ Thiên Ân, quý ân nhân, quý khách, quý  giáo viên, và  trên 270 em học sinh các lớp đồng phục thật đẹp.
Ngoài ra, còn có ông phụ trách bậc tiểu học Quận Bình Tân, ông bí thư khu phố 8 Phường Bình Hưng Hoà A và cô hiệu phó trường tiểu học Bình Thuận.
Trước tiên, các em lớp 1 múa thật vui tươi bài  “Ngày đầu tiên đi học”  khai mạc lễ khai giảng.
Tiếp đến, Linh mục Hạt trưởng tâm sự: trường tình thương này là nơi ươm mầm, từ đó các em sẽ lên trung học, rồi đại học. Ngài nhắn nhủ: các em là tương lai của tổ quốc, các em phải quyết tâm trở thành người có ích, để phục vụ cho gia đình và quê hương đất nước. Ngài cũng chúc cho các em luôn khoẻ mạnh, chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn vâng lời trong gia đình và các thầy cô trong nhà trường, để trở nên những học sinh tốt. Ngài tuyên bố khai giảng năm học 2014 – 2014.
Tiếp theo, cô Bích Thuỷ thay mặt nhà trường báo cáo tóm tắt tình hình các lớp năm học 2014 – 2015, cụ thể các em đã đăng ký theo học: lớp 1.1: 41 em, lớp 1.2: 41 em,  lớp 2.1: 32 em, lớp 2.2: 27 em, lớp 3.1: 24 em, lớp 3.2: 23 em,  lớp 4.1: 27 em, lớp 4.2: 32 em,   lớp 5: 31 em. Trong đó khoảng 26 em không có khai sinh, 30 em người Dân tộc, chỉ có 10 em là có hộ khẩu ở Quận Bình Tân. Ngoài ra, trường còn có các lớp kèm học sinh yếu, ngoại khoá Anh Văn, Vi tính, và Nhạc.
Sau đó, cô hiệu phó cám ơn mọi người đã dành tình thương chăm sóc cho các em, cô nhắc nhở các em luôn chăm ngoan, biết vâng lời người lớn, thầy cô giáo, cố gắng học tập để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
Linh mục Hạt trưởng và cô hiệu phó cùng đánh trống khai mạc năm học mới.
Cha Gioan Baotixita nhắc nhở: các em năm nay phải cố gắng học tập tốt hơn năm cũ, để trở thành những con người trưởng thành, toàn diện, góp phần xây dựng cho quê hương đất nước chúng ta mỗi ngày tốt đẹp hơn, giầu mạnh hơn: “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
Xen kẽ các phát biểu là múa “Bài ca đi học”, “ Mùa thu ngày khai trường” của các em học sinh
đã giúp lễ khai giảng sinh động hơn.
Trước khi kết thúc, tất cả các em đã nói lên Tâm nguyện của học sinh trường tình thương Tân Sơn Nhì.
Múa “Thầy cô cho em mùa xuân” của các em học sinh đã kết thúc lễ khai giàng năm học 2014 – 2015 vào lúc 09 giờ 30.

Sau cùng, các em lớp buổi sáng tiếp tục lên lớp, các em còn lại tiếp tục sinh hoạt thật vui và nhận quà từ nhà trường●












Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thường huấn lần III-2014

WGPSG -- Vào lúc 08 giờ 00 ngày 18/9/2014, tại nhà thờ giáo xứ Gò Mây, giáo hạt Tân Sơn Nhì, đã diễn ra ngày Thường huấn lần III năm 2014 cho gần 400 viên chức, là thành viên Hội đồng Mục vụ (HĐMV) và đại diện Ban Chấp hành các hội đoàn thuộc 18 giáo xứ trong giáo hạt.
Cha Hạt trưởng Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng đồng hành và chủ tế Thánh lễ tạ ơn. Đồng tế với ngài là 16 linh mục trong giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Khai mạc
Trước hết, linh mục chánh xứ giáo xứ Gò Mây đã chào mừng quý cha, quý chức giáo hạt Tân Sơn Nhì đến với giáo xứ, và giới thiệu đôi nét về lịch sử và hoạt động của giáo xứ Gò Mây.  
Cha quản hạt giới thiệu giáo xứ Gò Mây do Hội Thừa Sai Việt Nam quản lý về mặt nhân sự. Ngài nhắc chúng ta đã sống gần hết năm Phúc Âm hoá gia đình, nhưng thử hỏi gia đình chúng ta đã Phúc Âm hoá, sống theo tinh thần của Chúa, sống tốt lành, thánh thiện, thay đổi, dấn thân làm tông đồ, cha mẹ con cái sống với nhau hạnh phúc chưa? Qua đó, ngài mời gọi gia đình chúng ta phải là một đền thánh. Ngài cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời mọi người đọc kinh do ngài soạn để cầu nguyện cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới từ 05-19.10.2014 tại Rôma.
Chia sẻ
Tiếp đến, linh mục Đặc trách huấn đức Giuse Maria Lê Quốc Thăng chia sẻ đề tài: Gia Đình – Đền Thánh Tại Gia. Ngài đã đề cập đến thực trạng nhiều gia đình Công giáo hiện nay không có Chúa trong gia đình, chạy theo trào lưu lối sống thế gian, nhiều thành viên trong gia đình thiếu tôn trọng nhau, không có sự hiệp nhất yêu thương, dẫn đến không hạnh phúc. Cho nên, ngài mời gọi mọi người nhìn lại gia đình của mình là Đền Thánh Tại Gia, nơi đó có Thiên Chúa ngự trị, nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và sống các mầu nhiệm bí tích.
Cha Giuse Maria giới thiệu đời sống bí tích của gia đình. Ngài nhấn mạnh các bí tích đều có mục đích thánh hoá con người, xây dựng Giáo hội và thờ phượng Thiên Chúa. Sau đó, ngài đi sâu các bí tích Hôn Phối, Thánh Thể và Hoà Giải.
Bí tích Hôn Phối nhằm thánh hoá đời sống trong gia đình.
Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng chính tình yêu là sức sống của gia đình.
Bí tích Hoà Giải đưa con người đến với Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót, biến đổi chúng ta canh tân đời sống, biết tha thứ cho nhau, trở nên thánh, gia đình hạnh phúc.
Ngoài ra, Cha Giuse Maria còn hướng dẫn đời sống kinh nguyện trong gia đình. Cầu nguyện là cách thế chúng ta đối thoại với Thiên Chúa, khi gia đình hiệp nhất trong đời sống cầu nguyện thì chính Đức Kitô ở giữa gia đình “Ở đâu có hai hay ba người tụ họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy” (Mt 18,20). Kinh nguyện trong gia đình có hai đặc điểm: (1) Lời kinh nguyên chung, tinh thần hiệp thông với nhau, chung ý cầu nguyện. (2) Khởi đi từ chính cuộc sống, biến cố xảy ra, nhu cầu trong gia đình.
Sau chia sẻ, cha đã trả lời nhiều câu hỏi một cách thoả đáng.
Thánh lễ
Đầu lễ, cha hạt trưởng mời gọi các viên chức phải hoán cải để mỗi ngày trở nên tốt hơn theo hình ảnh Đức Kitô phục sinh trong cuộc đời mới. Xin Chúa ban cho mỗi người, mỗi gia đình của chúng ta thực sự trở nên Đền Thánh tại gia, để có Chúa luôn hiện diện, nâng đỡ, che chở, phù trì, ban cho chúng ta những ơn cần thiết trong năm Phúc Âm hoá gia đình.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse Maria nhắc lại bài Tin Mừng cho chúng ta thấy con người nhìn nhau chỉ thấy tội của nhau, còn Chúa Giêsu có cái nhìn cảm thông, yêu thương, tha thứ đối với tội nhân. Qua đó, ngài mời gọi chúng ta có cái nhìn cảm thông, yêu thương, tha thứ anh em của mình. 
Cuối lễ, ông Giuse Bùi Đức, chủ tịch HĐMV giáo hạt, đã thay lời anh chị em quý chức dâng lời cảm tạ cha hạt trưởng và quý cha đồng tế, đặc biệt là cha chánh xứ, HĐMV, và các hội đoàn giáo xứ Gò Mây.
Ngày lễ thánh Phanxicô Assisi (04/10/2014) bổn mạng cha hạt trưởng giáo hạt Tân Sơn Nhì, chúng con là các quý chức trong giáo hạt xin được chúc mừng bổn mạng cha hạt trưởng (ông Giuse nói).
Đáp từ, cha hạt trưởng chân thành cám ơn quý cha, quý chức nhớ tới thánh Phanxicô Assisi là bổn mạng. Ngài ước mong mọi người cầu nguyện cho ngài hoàn thành sứ vụ Thiên Chúa trao phó, và ngài mời gọi mọi gia đình luôn luôn nghe thấy tiếng cám ơn, xin lỗi nhau.
Tiếng hát “Bao la tình Chúa” từ ca đoàn Thánh Gia giáo xứ Gò Mây đã khép lại Thánh lễ vào lúc 11 giờ 30.
Sau Thánh lễ, quý cha và quý chức cùng dùng chung với giáo xứ Gò Mây bữa cơm thanh đạm trong tình huynh đệ.













Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Lễ giỗ 49 ngày cha cố Giuse Maria Đinh Cao Tùng

WGPSG -- Nhân 49 ngày cha cố Giuse Maria Đinh Cao Tùng - nguyên chính xứ giáo xứ Tân Thái Sơn - đã được Chúa gọi về, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo phận Kontum - đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn cha cố, vào lúc 17g30 ngày 9/9/2014, tại nhà thờ giáo xứ Tân Thái Sơn. Đồng tế với ngài là linh mục hạt trưởng giáo hạt Tân Sơn Nhì Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng, linh mục chính xứ Phêrô Nguyễn Quốc Tuý, cùng 21 linh mục trong và ngoài giáo hạt.
Tham dự Thánh lễ có các tu sĩ nam nữ, gia đình linh tông huyết tộc, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo hạt và giáo xứ, đại diện các đoàn thể, ca đoàn Thánh Gia phục vụ Thánh lễ và rất đông cộng đoàn giáo xứ Tân Thái Sơn.
Trước Thánh lễ, cha chính xứ đã thay lời cộng đoàn giáo xứ cám ơn Đức cha Micae, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Đầu lễ, Đức Giám mục Micae đã chia mừng với cha cố, vì ngài đã được về với Đấng tạo thành, với tổ tiên, đã đi tới đích của cuộc đời con người. Đức cha mời gọi cộng đoàn xin phó dâng cha cố cho Chúa, xin cha cố Giuse Maria trước toà Chúa bầu cử lại cho chúng ta biết noi gương ngài sống trọn cuộc đời tận hiến cho Chúa.
Trong bài giảng, Đức cha đã cám ơn sự đóng góp của cha cố để giáo phận Kontum xây nhà thờ cho người dân tộc. Ngài cũng chia sẻ về sự hiếu thảo của người Công giáo.
Ngài nhấn mạnh, chúng ta phải xác tín “con đường tới vinh quang nhất định phải qua thập giá.” Qua đó, Đức cha mời gọi cộng đoàn phải thể hiện cách thảo cha, kính mẹ khi còn sống hay đã qua đời, với ý thức sâu sắc người Công giáo đích thực nhất là người “mến Chúa yêu người nhất, thờ cha kính mẹ hiếu thảo không ai bì được, và yêu nước không ai có thể sánh được.”
Người Công giáo thảo cha kính mẹ mọi nơi, mọi lúc, với mọi hình thức, nhất là ngày nào cũng cầu nguyện cho ông bà tổ tiên và những người thân yêu đã qua đời. Đó là một trong những cách loan truyền Tin Mừng đến cho người khác, cho anh chị em lương dân nhận biết: Phúc cho những kẻ nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất chân thật, là Đấng đã sai Đức Giêsu Kitô trong Hội Thánh của Ngài, bởi đây là hạnh phúc đích thực, là sự sống đời đời.
Thánh lễ đã kết thúc vào lúc 18g35 qua tiếng hát bài “Xin Mẹ Thương” vang lên từ ca đoàn.










Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Ơn Gọi & Sứ Mệnh của Người Giáo Dân Trong Giáo Hội

"C các anh na, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20,7)

Linh mục linh hướng GĐPTTT giáo hạt Chí Hoà Đaminh Đinh Văn Vãng đã chia sẻ chủ đề: Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi cho các thành viên Ban chấp hành Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu các xứ đoàn của các giáo hạt Chí Hoà, Hóc Môn, Phú Thọ, Tân Sơn Nhì trong khoá thường huấn nâng cao năm 2014 đợt một từ 08 giờ 30 đến 11 giờ 30, ngày 30/8/2014, tại Hoa viên giáo xứ Chí Hoà.
Trước hết, ngài giới thiệu đôi nét về: Tông Huấn ca Đc Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II v  Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi và gia Trn Thế.
Đây là bn đúc kết ca Thượng Hội Đồng Giám Mục thế gii do Đc Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II triu tp vào cui năm 1987. Tham d có các giám  mc, linh mc, đi din giáo dân (60 vị tham gia với tư cách cùng hợp tác với Thượng HĐGM, để đóng góp ý kiến của mình trong những vấn đề liên quan tới sứ mệnh – ơn gọi của người giáo dân trong Giáo Hội.)
Giáo Hội ngay từ ban đầu đã được Chúa mời gọi tất cả mọi người cùng đi theo Chúa, làm vườn nho cho Chúa. Nhưng trong Giáo Hội phân định hai hạng người đi làm vườn nho: Các môn đệ, các tông đồ của Chúa, sau này có giám mục, linh mục tiếp nối nhiệm vụ. Các ngài được mời ưu tiên vào làm vườn nho cho Chúa, với tư cách là “những vị mục tử” (Bí tích Truyền chức Thánh làm cơ sở). Giáo Hội trong suốt thời gian gần 20 Thế Kỷ nhấn mạnh tới sứ vụ của các vị Mục tử, người giáo dân cũng có vai trò của mình, nhưng chỉ là thứ yếu, chưa được nhấn mạnh đủ. Cho nên, Công đồng Vatican II họp vào năm 1965 đã nhấn mạnh đến vai trò của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ , và sau đó người ta cũng đề cao giáo dân.
Vai trò của người giáo dân được nhấn mạnh hơn, vì trước đây bị mờ nhạt. Trong bài giảng bế mạc Công đồng Vaticano II, Giáo Hoàng Gioan PhaoLo II đã đọc bài Tin Mừng Mt 20, để nói lên sự khẩn thiết của Chúa mời gọi, không những các vị giám mục, linh mục, tu sĩ mà  chúa còn mời gọi hết mọi người tín hữu đi làm vườn nho cho Chúa “Còn anh em hãy đi làm vườn nho cho Ta, Ta sẽ trả công cho anh em xứng đáng”, lời mời gọi này được Hội Thánh trân trọng. Ngày hôm nay Hội Thánh đặc biệt nhấn mạnh  tới vai trò của người giáo dân trong tông huấn Ơn Gọi & Sứ Mệnh ca Người Giáo Dân Trong Giáo Hi và gia Trn Thế.
Trong tông huấn này có 5 chương:
Chương Mt: ta là cây nho các con là cành
chương hai:  tất cả là cành nho của một cây nho duy nhất
chương ba: thầy đã sai chúng con ra đi và mang lại kết qua
chương  bn: những người thợ trong vườn nho của Chúa
chương  năm: để chúng con mang lại hoa trái
Trong đợt thường huấn này, ngài chia sẻ:
Chương I: TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH
Cây nho, trong cựu ước đã gọi Thiên Chúa như người trồng nho, dân Do Thái là cây nho. Chúa mời gọi tất cả mọi người dân Do Thái vào trong vườn nho của Chúa. Thời tân ước, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh tới cây nho và cành nho. Người giáo dân chúng ta không những được ám chỉ trong những người thợ làm việc trong vườn nho, mà còn được gọi như là những cành nho, Chúa Giêsu nói : ”Ta là cây nho, các con là cành nho”. Công đồng Vaticano II đã lấy lại hình ảnh thánh kinh để giải thích mầu nhiệm của Hội Thánh, và cũng đưa ra hình ảnh cây nho và cành nho. Cây nho chính là Chúa Kitô, Ngài ban phát cho sự sống, sức sinh sản cho các cành lá, đó là chúng ta. Qua Giáo Hội, chúng ta sống ở trong Ngài, không có Ngài chúng ta chẳng làm được việc gì.
Giáo Hội chính là một vườn nho, bởi vì sự sống tình thương Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần đã được ban tặng cho tất cả chúng ta. Người giáo dân chỉ nhận diện ra mình, nhận ra bản tính nguyên thuỷ của mình trong mầu nhiệm của Giáo Hội, đó là một mầu nhiệm hiệp thông (Hiệp thông về ơn gọi, sứ mệnh). Lối giải thích trước đây chỉ nói: Người giáo dân không phải là linh mục, tu sĩ. Công đồng nhấn mạnh: Giáo dân là Kitô hữu đã được rửa tội, sát nhập vào thân thể của Đức Kitô, gia nhập vào Dân Chúa, trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào ba chức vụ của Chúa Kitô: Tư Tế, Tiên Tri, Vương Đế. Giáo dân tham gia vào ba chức vụ này do Bí tích Rửa tội, thêm sức.
Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta tháp nhập vào Chúa Kitô, là gốc rễ đầu tiên để tạo nên thân phận của người Kitô hữu trong mầu nhiệm Hội Thánh, là nền tảng của tất cả mọi ơn gọi và hoạt động của đời sống Kitô hữu, tái sinh chúng ta trong sự sống của con Chúa, hiệp nhất chúng ta trong Chúa Kitô, sức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta trở nên đền thờ thiêng liêng là Hội Thánh, làm cho chúng ta nên con của Thiên Chúa, dưỡng tử của Thiên Chúa, là em Chúa Giêsu giống như Chúa Cha đã xác nhận Chúa Giêsu là con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Ta ở sông Giođan. Chính Chúa Thánh Thần đã làm cho những người được rửa tội trở nên con cái của Thiên Chúa, nên chi thể, thân thể của Đức Kitô, nên đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta phải tham dự vào chức vụ tư tế rao giảng vương đế của Chúa Kitô : Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đã viết : ’’Chính anh em là dòng dõi được lựa chọn, là hàng tư tế vương giả, là một dân tộc thánh thiện, là một dân thuộc về Thiên Chúa, Như thế anh em có trách nhiệm rao giảng những kỳ vọng của Đấng đã gọi anh em từ bóng tối tới ánh sáng lạ lùng. Công đồng Vaticano II đã nhắc cho chúng ta về mầu nhiệm ba chức vụ này.
Chúng ta tham gia vào chức vụ tư tế là chúng ta cùng hiến tế thân mình, kết hiệp với Chúa Kitô trên cây thập giá, là Đấng đã tiếp tục hiến tế trong thánh lễ, để mà tôn vinh Thiên Chúa, cứu rỗi nhân loại.
Chúng ta tham gia vào sứ vụ rao giảng (tiên tri) của Đức Kitô bằng lời nói và hành động của chúng ta, để tố cáo cái gì là ác, cái gì là tội. Người giáo dân được làm chứng nhân của Đức Kitô phục sinh.
Chúng ta được tham gia vào sứ vụ vương đế của Chúa Kitô, để phục vụ cho người ta như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người: ”Con Người đến không phải đòi người ta hầu hạ mà để hầu hạ người ta’’ , ’’Thầy là vua, là Chúa đúng thật là phải lẽ, nhưng Thầy rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải biết rửa chân cho nhau” .
Người giáo dân chúng ta được kêu gọi để nên Thánh, tức phải sống theo Chúa Thánh Thần, nhờ phép Rửa tội và phép Thêm sức và Thánh thể chúng ta được đón nhận ân sủng của Chúa ban cho chúng ta qua các bí tích này, để được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, chúng ta có bổn phận phải sống theo ơn của Chúa Thánh Thần để nhờ đó chúng ta nên thánh thiện. Ngày xưa người ta định nghĩa một ông thánh là người ăn chay, hãm mình, đánh tội. Ngày nay thần học tiến bộ, cho nên Hội Thánh đánh giá trị của một con người thánh thiện không phải chỉ ở bề ngoài. (người biệt phái thời Chúa Giêsu, nếu xét về hành vi thánh thiện bên ngoài thì họ tốt lành hơn các môn đệ của Chúa) Chúa Giêsu đặt trọng tâm của sự thánh thiện là ở lòng tin, lòng cậy, lòng mến (ba nhân đức đối thần). Người thánh thiện không phải là đọc kinh cầu nguyện nhiều, cái đó là tốt nhưng chưa phải là người thánh thiện thật. Người thánh thiện thật là người phải nên giống Chúa Giêsu ”Đấng hiền lành và khiêm nhường, làm theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, vâng phục Thánh Ý của Thiên Chúa, đi con đường của Chúa Giêsu là bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày theo chân Chúa.
Nói khác, thánh thiện là người nên giống Chúa Giêsu, dưới tác động của ơn Chúa Thánh Thần để quy về vinh quang cho Thiên Chúa là Cha.
Chương II: TT C LÀ CÀNH NHO CA MT CÂY NHO DUY NHT
Nói lên sự tham gia của người tín hữu giáo dân trong đời sống của Hội Thánh và sự hiệp thông. Mầu nhiệm của Giáo Hội chính là mầu nhiệm hiệp thông. Hiệp thông có cơ cầu, tuy khác biệt nhau nhưng lại bổ túc cho nhau, cũng như trong một thân thể : Giáo Hội cũng có người là đầu, là thân, tay, chân … người nào cũng cần, cũng khác nhau, nhưng hiệp thông với nhau nhờ Chúa Thánh Thần trong cùng một lòng, một ý, kết hiệp với nhau nên một, làm thành một thân thể nhiệm màu của Đức Kitô là Hội Thánh. Người tín hữu giáo dân không được phép tự cô lập mình với tập thể, với cộng đoàn, nhưng phải luôn sống chia sẻ với những anh em khác, trong cộng đoàn Giáo Hội, trong tình huynh đệ, trong niềm vui, hợp tác với nhau để mà làm cho Hội Thánh ngày một phát triển, sinh hoa kết quả. Chúa Thánh Thần ban cho nhiều ơn đoàn sủng. (Đoàn sủng là ơn Thánh Thần ban cho Hội Thánh vì ích chung.)
Trong Hội Thánh có nhiều công việc, nhiệm vụ Khác nhau, có các phẩm trật, các Thừa tác viên phát xuất từ Bí tích Truyền Chức Thánh, và mỗi người tín hữu chúng ta cũng được gọi là ”linh mục cộng đoàn”, nhờ Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức.
Nhiệm vụ của người giáo dân : Trong Tông huấn viết rằng : Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân chính là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, thực tại xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật, quốc tế, phương tiện truyền thông xã hội. Nó bao gồm các thực tại khác, mở rộng cho việc rao truyền phúc âm: gia đình, tình yêu, giáo dục, trẻ em, thanh thiếu niên, lao động, thất nghiệp. Nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần phúc âm, ý thức trách nhiệm đối với thực tại, dấn thân cách tích cực, đủ khả năng cho việc khai triển thực tại ấy. Đồng thời ý thức được bổn phận buộc mình phải phát huy tiềm năng đã từ lâu, bị chôn vùi bóp nghẹt. Chúng ta càng thấy tầm mức siêu việt hiệu năng trần thế để sử dụng trong công cuộc xây dựng Nước Trời, Nước Thiên Chúa để cứu rỗi nhân loại của Đức Kitô.
Sự khác biệt căn bản giữa chức linh mục thừa tác là các linh mục được phong chức thánh và chức linh mục cộng đoàn là những tín hữu giáo dân qua phép rửa tội :
Chức vụ linh mục thừa tác có quyền điều hành. Chức vụ linh mục cộng đoàn là hợp tác với những vị linh mục thừa tác viên kia.
Đoàn sủng là ân sủng cao siêu của Chúa Thánh Thần ban cho mỗi một người tuỳ theo khả năng của họ, vì ích lợi cho giáo dân. Người này được ơn lợi khẩu, người khác được ơn thông thái, trị bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt thần trí, nói được nhiều thứ tiếng khác nhau. Các đoàn sủng cao siêu giản dị, nhưng tất cả đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần, đều đem lại ích lợi cho Giáo Hội.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng thổi hơi nơi nào Ngài muốn. Chúa Thánh Thần tác động cho tất cả mọi người chúng ta, có điều những ai mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần mới hoạt động, bằng lời cầu nguyện, bằng thành tâm sám hối.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Hội Thánh gồm có các môn đệ của Chúa Kitô, họp nhau lại trong nhà tiệc ly, kết hiệp với Đức Mẹ, với anh em bà con của Chúa mà cầu nguyện trong mười ngày. Đến ngày thứ 10 thì hơi thở của Chúa phục sinh đã được ban cho các tông đồ, nhưng chưa tác dụng. Trong buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, nhờ sự chuẩn bị của mọi người mà hơi thở đã biến thành cơn gió bão ào vào nhà các đấng đang ở, và xuất hiện trên đầu mỗi vị một hình lưởi lửa, nói lên lòng mến. sức mạnh của Thánh thần thúc đẩy các tông đồ đi ra rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Kitô. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống người tín hữu mang cái ơn đoàn sủng cho chúng ta.
Ngày nay người tín hữu giáo dân tham gia vào đời sống của Hội Thánh : không những thực thi thừa tác vụ đoàn sủng của mình, mà còn có thể tham gia bằng nhiều cách khác
Trong giáo xứ : Giáo xứ là một Giáo Hội thu nhỏ, có đầy đủ cơ cấu như trong Giáo Hội mẹ. Nhiều giáo xứ kết hiệp lại thành Giáo phận. Nhiều giáo phận kết hợp lại thành Giáo Hội toàn cầu. Vai trò của giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của dân Chúa, giáo xứ phải khai trương đời sống, phục vụ tập hợp dân Chúa cho việc cử hành phụng vụ,  bảo tồn nung nấu đức tin của dân chúng, là trường dậy giáo lý cứu rỗi của Đức Kitô, là nơi giúp cho các tín hữu thực thi công tác bác ái huynh đệ.
Hoạt động tông đồ trong giáo xứ : Trong cộng đồng Hội Thánh, hoạt động cần thiết không những là việc tông đồ của các vị chủ chăn, mà còn có sự hợp tác của mọi thành phần trong đó có thành phần tín hữu giáo dân. Các tín hữu mỗi ngày xác tín trên ơn gọi của mình, dấn thân làm việc tông đồ. Giáo xứ là hình thức tông đồ kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn đưa họ vào tinh thần đại đồng của Hội Thánh. Giáo dân cần cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ, họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Hội Thánh những vấn đề riêng tư của mình hay của cả thế giới liên quan tới phần rỗi.
Hình thức tham dự của người tín hữu giáo dân vào đời sống của Hội Thánh : trong lịch sử của Giáo Hội, có nhiều cái hoạt động tông đồ có tính cách cá nhân và cũng nhiều hoạt động mang tính tập thể. các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay, gồm các hội đoàn công giáo tiến hành, như : GĐPTTT, dòng ba… Các cộng đồng huynh đệ, các nhóm sống có tình yêu thương. Ngày hôm nay phát sinh nhiều hình thức tông đồ tập thể : nhóm, cộng đoàn, phong trào. Có thể nói đây là mùa gặt mới của hội đoàn tín hữu giáo dân, bên cạnh những hội đoàn cổ truyền mọc lên những phong trào, những nhóm, tất cả đều do Chúa Thánh Thần tác động. các nhóm giáo dân có vẻ khác biệt nhau,nhưng cùng theo một mục đích chung là giúp cho họ nên thánh và giúp họ toàn tâm làm việc tông đồ.
Muốn trở thành một hội đoàn tông đồ giáo dân hay là công giáo tiến hành : người giáo dân có thể lập hội, nhưng phải hoạt động những công việc đạo đức dưới sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm thì mới là cộng đoàn công giáo tiến hành. Nếu họp nhau lại làm một nhóm đạo đức, như nhóm đánh trống, hội kèn, đọc kinh … cũng là nhóm tốt, nhưng muốn trở thành công giáo tiến hành thì phải có mục đích loan báo Tin Mừng và hoạt động dưới sự điều khiển của hàng giáo phẩm.
Ngày hôm nay, Hội GĐPTTT là một hội đoàn được thành lập trong Hội Thánh, có mục đích làm việc tông đồ để phạt tạ về những cái lỗi lầm của bản thân mỗi người chúng ta và tội lỗi của người khác xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa, chúng ta họp nhau để làm sáng danh Chúa, làm cho nước cha mau trị đến, dưới quyền lãnh đạo của hàng giáo phẩm.
GĐPTTT mang tính tông đồ và là Hội đoàn Công giáo tiến hành chính thức của Hội Thánh, với mục đích chính là Thánh hoá bản thân, làm sao để cho hoạt động của GĐPTTT mỗi giáo xứ giúp cho hội viên mỗi ngày một nên tốt hơn, thánh thiện hơn.
GĐPTTT còn có mục đích là để cho chúng ta yêu mến Chúa. Nhờ phạt tạ, tôn vương, mà chúng ta nên giống Chúa nhiều hơn, nên giống Trái Tim con yêu dấu của Chúa là Chúa Giêsu. Để chúng ta hợp tác với nhau mở mang Nước Chúa, thánh hoá gia đình của mình. Chúng ta thử xét xem lối sinh hoạt hiện tại của chúng ta đã đủ giúp cho chúng ta đạt được mục đích của hội đoàn GĐPTTT chưa?
Làm sao để vừa giữ được lề thói sinh hoạt đạo đức, vừa có chất lượng, mỗi năm qua đi mình cũng bớt đươc những thói hư này, thêm được nhân đức kia,  làm được ích  lợi cho Chúa và cho anh em đồng loại của mình, đưa về cho Chúa nhiều người đã lạc xa Chúa, làm vinh danh chúa và phần rỗi các linh hồn như các hội đoàn công giáo tiến hành khác●




Liên Dòng Nữ: Thánh lễ khai giảng năm học 2014-2015

WGPSG -- Thánh lễ khai giảng năm học 2014-2015 của lớp Thần Học Liên Dòng Nữ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã được cử hành vào lúc 8g00 ngày 04/9/2014, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TPHCM (TTMV). Linh mục chủ tịch Liên tu sĩ Stêphanô Phạm Cao Đích, dòng Đồng Công Thủ Đức, đã  chủ sự Thánh lễ này. Đồng tế với ngài có linh mục Giám đốc TTMV Phêrô Nguyễn Văn Hiền và hai linh mục trong tổ công tác Liên tu sĩ.
Tham dự Thánh lễ có khoảng 300 nữ tu là học viên của ba lớp Thần học, cùng với các giảng viên và Ban Giám đốc.
Đầu lễ, linh mục chủ tế mời gọi mọi người dâng lên Chúa những tâm tình tri ân và xin Chúa ban muôn hồng ân cho khóa học.
Trong bài giảng lễ, linh mục tổ trưởng tổ công tác Liên dòng nữ Giuse Trần Văn Hiển, SDB, nhắc nhở các nữ tu về việc học Thần học: học trong đường lối của đức tin, tôn trọng sự thật, sống theo lương tâm, tôn trọng lợi ích chung. Giáo dục là trao ban chính sự sống của mình. Việc học phải đưa vào một  đời sống đầy gương sáng, thánh thiện, công bằng, bác ái, quảng đại, vị tha, diễn tả được sự trong sáng và khôn ngoan của Thiên Chúa. Học Thần học cũng phải giúp học viên có khả năng đối thoại. Đối thoại với Chúa để nghe được Lời Chúa qua các môn học, giáo huấn của Giáo hội, các giờ cầu nguyện, sách tu đức, và qua mỗi biến cố xảy ra trong cuộc đời học viên. Đối thoại với chị em bằng thái độ cởi mở, trao đổi phục vụ và nhất là xây dựng nên một bầu khí gia đình đầy êm ấm, thuận hoà, yêu thương, giúp nhau nên thánh.
Cuối lễ, linh mục chủ tế Stêphanô ước mong có sự hiệp nhất nhiều hơn giữa các dòng tu, đồng thời cũng mong rằng trong các lớp học luôn có sự vui vẻ, hồn nhiên, đoàn kết, yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
Tiếp theo, linh mục Giám đốc Phêrô đã mời gọi các nữ tu: Đừng coi TTMV này là nơi học nhờ, mà hãy coi đây chính là nhà của mình.
Sau khi Thánh lễ kết thúc vào lúc 09g15, các nữ tu đã chụp hình lưu niệm chung với nhau trong tình thân ái.

Liên Dòng Nữ: Thánh lễ khai giảng năm học 2014-2015